Bố tôi bị tiểu đường type 2 đã đặt stent mạch vành cách đây 3 tháng. Vậy khi chăm sóc bố tôi cần lưu ý điều gì thưa bác sĩ. Hiện tại bố còn có biến chứng bàn chân nữa, mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!

Đối với một bệnh nhân có tiểu đường type 2, có bệnh mạch vành và đã phải đặt stent, có biến chứng bàn chân thì tiên lượng bệnh trở nên rất nặng. Nếu bác tuổi còn cao nữa thì các ảnh hưởng của biến chứng tim mạch ở người tiểu đường còn tăng hơn 2-4 lần.

Khi chúng ta chăm sóc người bệnh có biến chứng tim mạch và bàn chân, ngoài chỉ số đường huyết cần theo dõi thêm các chỉ số huyết áp, mỡ máu. Đặc biệt mỡ máu ở người tiểu đường có biến chứng tim chỉ được dưới 1.8 mmol/l và chúng ta cần duy trì thuốc mỡ máu liên tục để hạn chế nguy cơ xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim.

Thuốc huyết áp dùng cho người bệnh cũng cần được lựa chọn cẩn thận, tránh dùng những thuốc làm giảm tưới máu dưới chân vì sẽ không tốt cho biến chứng bàn chân tiểu đường. Vì vậy, bạn nên khuyên người nhà tuân thủ đúng chỉ định, tránh trường hợp tự ý đổi thuốc.

Tiếp theo, một yếu tố nữa đó là người bệnh cần hạn chế tối đa thuốc lá, vì thuốc lá gây co mạch máu, làm tăng huyết áp và các biến cố tim mạch. Từ bỏ thuốc lá, duy trì lối sống lành mạnh là phương pháp điều trị không thể thiếu.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn giải pháp hỗ trợ biến chứng tiểu đường từ thảo dược, ví như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Với công dụng bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu, thần kinh, đây là một lựa chọn hữu ích trong việc giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, trong đó có biến chứng tim mạch và bàn chân.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho băn khoăn của bạn. Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ chuyên gia theo số: 0981 238 219.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Bình luận