Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng trên đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiểu, rối loạn bàng quang… Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng hiểu rõ được. Theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn sớm nhận biết các dấu hiệu từ đó việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Rối loạn chức năng bàng quang do biến chứng đái tháo đường

Rối loạn chức năng bàng quang là một biến chứng rất phổ biến của bệnh đái tháo đường. Theo thống kê, có tới hơn một nửa số nam giới và phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường có kèm các triệu chứng của rối loạn chức năng bàng quang.


Người bệnh tiểu đường có rối loạn chức năng bàng quang thường bị tiểu són

Theo các nhà khoa học, bệnh đái tháo đường gây tổn hại thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang, gây ra rối loạn chức năng bàng quang.

- Bàng quang hoạt động quá mức: Dây thần kinh bị hư tổn khiến dẫn truyền tín hiệu đến bàng quang không đúng thời điểm, cơ bàng quang có thể thắt lại một cách đột ngột, dẫn đến các triệu chứng:

+ Đi tiểu nhiều lần từ 8 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày hoặc nhiều hơn một lần trong một đêm

+ Đột ngột muốn đi tiểu

+ Tiểu són, tiểu rắt bất ngờ

- Mất kiểm soát cơ vòng bàng quang: Cơ vòng bàng quang kiểm soát nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Mất kiểm soát cơ này gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu, đái dầm ở bệnh nhân đái tháo đường.

- Nín tiểu quá lâu: Người bệnh không biết được lúc nào muốn đi tiểu do tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Nước tiểu tích lại quá lâu gây áp lực lớn có hại cho thận và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận.

- Chẩn đoán rối loạn bàng quang: Có thể được thực hiện bằng tia X, thử nghiệm niệu động học hoặc thủ thuật mở thông bàng quang bằng ống soi. Đây đều là những phương pháp thông dụng, có thể thực hiện được ở hầu hết các bệnh viện tuyến cơ sở và các phòng khám có uy tín.

- Điều trị rối loạn bàng quang: Tùy thuộc vào từng biến chứng khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu, các bác sỹ có thể sẽ chỉ định thuốc lợi tiểu để giúp bàng quang hoạt động tốt hơn. Nếu bị tiểu són, rò nước tiểu, bệnh nhân có thể tập các bài tập Kegel, sử dụng phẫu thuật để điều trị.

Nhiễm trùng đường tiết niệu



Người bệnh tiểu đường dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng tiết niệu (còn gọi là nhiễm trùng tiểu) xảy ra khi vi khuẩn hay các mầm bệnh xâm nhập vào ống niệu đạo thường bắt đâu từ hệ tiêu hóa. Nhiễm trùng tiết niệu đặc biệt “ưu tiên” các chị em hơn cánh đàn ông là vì theo giải phẫu cơ thể: Đường niệu đạo của nữ giới ngắn, gần âm đạo và hậu môn nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm sẽ cao hơn. Ở niệu đạo, vi khuẩn gây viêm niệu đạo, khi di chuyển lên bàng quang, vi khuẩn sẽ gây viêm bàng quang. Thậm chí trong những trường hợp nặng hơn, thận có thể bị nhiễm trùng gây viêm bể thận.

- Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu: Các dấu hiệu sớm của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm

+ Cảm giác buồn tiểu thường xuyên

+ Đau rát bàng quang hoặc niệu đạo khi đi tiểu

+ Nước tiểu có màu đục hoặc hơi đỏ

+ Phụ nữ cảm thấy áp lực ở phía trên xương mu

+ Nam giới cảm thấy đầy ở trực tràng

Nếu bị nhiễm trùng thận, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, đau lưng hoặc bên hông, sốt nhẹ. Thường xuyên đi tiểu cũng là dấu hiệu cho thấy đường máu quá cao. Đó là nguyên nhân tại sao thường xuyên khát nước lại là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu quá cao nên cơ thể bắt buộc phải thải bớt đường qua đường tiểu.

- Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Chỉ cần một mẫu nước tiểu, các bác sỹ sẽ dễ dàng xác định được bệnh nhân có bị mắc nhiễm trùng đường tiểu hay không. Các phương pháp chẩn đoán khác bao gồm siêu âm, X-quang hoặc soi bàng quang có thể được chỉ định nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu thường xuyên.

Nhiễm trùng tiết niệu có những đặc điểm rất dễ nhận biết nên đa số các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu đều được phát hiện và điều trị sớm. Người bệnh sẽ được kê thuốc kháng sinh theo toa dựa trên từng loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Thời gian điều trị kéo dài trong khoảng vài ngày là có thể hoàn toàn hồi phục. Với những trường hợp bị nhiễm trùng thận, thời gian điều trị có thể kéo dài một vài tuần.

- Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh đái tháo đường nói chung và biến chứng tiết niệu nói riêng, nguyên tắc hàng đầu chính là người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường, cholesterol trong máu ở mức độ cho phép và duy trì huyết áp ổn định. Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục và duy trì một cân nặng khỏe mạnh để ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, nếu bạn là một người nghiện thuốc lá thì đã đến lúc nên tìm cho mình một giải pháp bỏ thuốc phù hợp. Vì khói thuốc lá làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đái tháo đường nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Nhiễm trùng đường tiểu có thể được điều trị một cách dễ dàng khi phát hiện sớm, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Dược sĩ Đông Tây
 

Nguồn tham khảo:
http://www.niddk.nih.gov/
http://emedicine.medscape.com/
http://www.diabetesincontrol.com/

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận