Polyp túi mật là một trong những bệnh về túi mật khá phổ biến, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư túi mật. Tuy phổ biến, nhưng polyp rất ít khi được phát hiện sớm mà thường nhận thấy tình cờ thông qua kết quả siêu âm ổ bụng. Bài viết sau sẽ tập hợp những thông tin cơ bản về bệnh polyp túi mật, từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cho tới những phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay.

1. Polyp túi mật là gì? Đa polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật là những tổn thương giống như san hô trong lòng túi mật, thường được phát hiện tình cờ khi siêu âm ổ bụng. Bệnh đặc trưng bởi sự tăng trưởng bất thường của các tế bào nhô ra từ lớp niêm mạc bên trong túi mật. Hầu hết polyp túi mật là lành tính, với kích thước nhỏ hơn 1cm. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 8% polyp tiến triển thành ung thư túi mật.

Đa polyp túi mật là sự xuất hiện của nhiều hơn 2 polyp. Chúng có thể mọc thành từng dải nối tiếp nhau hoặc mọc riêng rẽ trong túi mật. Đa polyp túi mật rất ít gặp, thường nguy hiểm hơn dạng đơn độc.

Da-polyp-tui-mat-thuong-nguy-hiem-hon-polyp-don-doc
Đa polyp túi mật thường nguy hiểm hơn polyp đơn độc

2. Các loại polyp túi mật?

Có 5 dạng polyp túi mật chính:

- Polyp cholesterol bắt nguồn từ việc tăng sản xuất quá mức cholesterol và triglycerit ở lớp biểu mô túi mật. Chúng có kích thước khác nhau từ 2-10mm, chiếm đa số các trường hợp bị polyp.

- U cơ tuyến túi mật (Adenomyomatosis) là dạng bệnh phổ biến thứ hai của túi mật, xuất hiện ở đáy túi mật. Kích thước từ 10-20mm, xuất hiện dày đặc trên kết quả siêu âm. U cơ tuyến túi mật thường là lành tính nhưng lại có thể phát triển thành ung thư.

- Polyp viêm là dạng polyp đơn độc, có kích thước từ 5-10mm bao gồm các mô hạt, mô xơ kết hợp với tế bào bị viêm.

- U tân sinh là dạng polyp tiền ác tính, hiếm khi xảy ra với kích thước từ 5-20mm. U có kích thước lớn hơn 12mm có chứa tế bào ung thư, lớn hơn 18mm có nguy cơ di căn.

- U Miscellaneous là một mô hiếm gặp kích thước từ 5-20mm.

3. Triệu chứng polyp túi mật

Các triệu chứng polyp túi mật xuất hiện không đặc trưng, nhiều trường hợp không có dấu hiệu rõ rệt. Do đó, bệnh thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ.

Một số dạng polyp túi mật có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn và đau thượng vị thường xuyên. Do các mảnh vỡ của polyp di chuyển trong đường dẫn mật có thể trở thành vật cản dịch mật, gây viêm túi mật cấp tính hoặc vàng da do tắc nghẽn dịch mật. Đây đều là những biến chứng cấp tính nhưng rất hiếm. Một số triệu chứng khác tương tự như sỏi mật gồm: đau vùng hạ sườn phải, kèm theo buồn nôn, khó tiêu, vàng da.

Xem thêm: Polyp túi mật có nguy hiểm không?

4. Nguyên nhân gây polyp túi mật

Nguyên nhân gây polyp túi mật thường không rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định căn bệnh này có liên quan chặt chẽ với những yếu tố bao gồm:

- Chế độ ăn uống có hàm lượng chất xơ thấp có thể là nguyên nhân của tình trạng polyp túi mật phổ biến nhất: Polyp cholesterol

- Những người trong độ tuổi 50 trở lên có nguy cơ cao mắc polyp túi mật

- Người bệnh sỏi mật nhiều khả năng mắc polyp túi mật

5. Điều trị polyp túi mật

Tùy thuộc kích thước, triệu chứng và hình thái polyp túi mật mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

- Không có thuốc điều trị polyp túi mật. Vì vậy, với những polyp có kích thước nhỏ hơn 1cm, không có triệu chứng sẽ được theo dõi định kỳ: Polyp nhỏ hơn 5 mm, cần được siêu âm định kỳ 6 tháng, 9 tháng, hàng năm để kiểm tra kích thước polyp

- Polyp từ 5-9 mm ít có khả năng chuyển thành ác tính, nhưng lại ở sát ngưỡng cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cũng cần siêu âm định kỳ 3 tháng/lần

- Theo dõi thường xuyên cơn đau mạn sườn phải do polyp như: mức độ, tần suất, thời gian đau và ghi lại những thay đổi này

- Theo dõi biến chứng: viêm túi mật, viêm tụy cấp…

- Theo dõi hình thái polyp: kích thước có tăng nhanh không, polyp có cuống hay không cuống, polyp có hình dạng xù xì không…

Polyp từ 10-18 mm thường được coi là tiền ác tính. Với những trường hợp này, người bệnh sẽ được khuyên phẫu thuật cắt túi mật để loại trừ rủi ro. Cắt túi mật cũng nên được tiến hành khi polyp phát triển nhanh về kích thước trong quá trình theo dõi, có hình dáng bất thường hoặc gây đau, sốt, vàng da… Polyp túi mật kích thước 18-20 mm là ác tính cần được cắt bỏ ngay. Cùng với cắt túi mật, người bệnh sẽ được bóc tách hạch bạch huyết và phải cắt một phần gan để phòng ngừa di căn.

6. Polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì?

Nguoi-benh-polyp-tui-mat-nen-chon-mot-che-do-an-nhieu-rau-qua
Người bệnh polyp túi mật nên chọn một chế độ ăn nhiều rau quả

Người bệnh polyp túi mật nếu biết lựa chọn thực phẩm đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa polyp gây triệu chứng, biến chứng.

- Có chế độ ăn lành mạnh: ăn tăng cường các loại rau xanh, chất xơ, trái cây cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa…

- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, thực phẩm chiên rán nhiều dầu

- Thay chất béo xấu bằng nguồn chất béo có lợi như: đầu của các loại hạt, dầu hướng dương, dầu oliu, trái bơ, dầu cá…

- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no hoặc bỏ bữa sáng

Nếu bạn đã được chẩn đoán polyp túi mật cũng không cần quá lo lắng. Bởi nếu kết hợp giữa nhiều giải pháp như tuân thủ theo điều trị của bác sỹ, kết hợp với các phương pháp phòng bệnh đã được đề cập ở trên sẽ đạt kết quả tốt nhất.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo

http://symptomscausestreatment.com/gallbladder-polyps-symptoms-causes-treatment.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3359430/
http://symptomscausestreatment.com/gallbladder-polyps-symptoms-causes-treatment.html
http://www.clinicalpainadvisor.com/gastroenterology-hepatology/gallbladder-polyps/article/596378/

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận