Điều trị sỏi mật bằng cách nào, khi nào dùng thuốc, khi nào phẫu thuật là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Sau đây, các chuyên gia gan mật đầu ngành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lựa chọn trong điều trị sỏi mật.

Điều trị sỏi mật bằng cách nào, khi nào dùng thuốc, khi nào phẫu thuật là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Sau đây, các chuyên gia gan mật đầu ngành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lựa chọn trong điều trị sỏi mật.

Sỏi mật không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật

Theo TS, BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y), “Khi nào sỏi mật có biến chứng, triệu chứng thì mới phải điều trị” - . Thực tế, nhiều người bệnh không an lòng khi bác sĩ khuyên nên chung sống hòa bình với sỏi. Bởi hầu hết họ đều còn tâm lý có bệnh thì phải chữa nhưng rõ ràng khi sỏi mật chưa gây triệu chứng thì việc can thiệp, phẫu thuật là chưa cần thiết.

Cũng theo BS Nhương, ngoài phẫu thuật, hiện nay chúng ta có khá nhiều phương pháp điều trị sỏi mật. Kinh điển nhất là điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn cùng các bài thuốc đông y hỗ trợ. Những phương pháp này nếu khi kết hợp đúng vẫn mang lại hiệu quả cao, vừa giảm triệu chứng, vừa giảm kích thước sỏi và tránh tái phát.

Các phương pháp điều trị sỏi mật hiện nay

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sỏi mật sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, loại sỏi, kích thước sỏi, vị trí hình thành sỏi.

Sử dụng thuốc điều trị sỏi mật

Với những trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do sỏi mật hay tắc mật, lựa chọn điều trị đầu tiên sẽ là dùng kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc giãn cơ trơn để giảm triệu chứng. Khoảng 70% - 80% trường hợp đáp ứng tốt với phương pháp điều trị ban đầu này, tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Còn với thuốc làm tan sỏi thì chỉ có thuốc điều trị sỏi cholesterol như acid ursodeoxycholic, acid chenodeoxycholic, acid taurodeoxycholic. Những loại thuốc này chủ yếu dùng cho sỏi có kích thước không quá 1cm, chức năng túi mật còn tốt hoặc dùng để dự phòng.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải dùng kéo dài (ít nhất từ 6 tháng - 2 năm). Các thuốc điều trị sỏi mật cũng có khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol còn sỏi sắc tố thì không có tác dụng. Sau khi dùng thuốc, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sỏi khá cao. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất khi sử dụng thuốc điều trị sỏi mật, sỏi túi mật.

    Điều trị sỏi mật bằng thuốc được ưu tiên trong những trường hợp chưa cần thiết phải phẫu thuật

Điều trị sỏi mật bằng thuốc được ưu tiên trong những trường hợp chưa cần thiết phải phẫu thuật

Phẫu thuật mổ sỏi mật

Với những trường hợp sỏi kích thước quá lớn, gây tắc mật và gây biến chứng nặng... thì phẫu thuật loại sỏi là điều cần thiết. Phẫu thuật sỏi mật có thể mổ hở hoặc nội soi tùy vào từng trường hợp cụ thể.

+ Phẫu thuật mổ hở

Phẫu thuật mở là phương pháp được áp dụng từ sớm, thường được áp dụng trong các trường hợp mổ cấp cứu cho các bệnh nhân bị biến chứng cấp tính (viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật, viêm tụy cấp... Trường hợp sỏi quá to, sỏi quá nhiều, sỏi bilirubinate trong gan, cũng phải nhờ đến phẫu thuật mổ hở để lấy sỏi.

Nhược điểm của phương pháp này là vết mổ lớn, người bệnh mất máu nhiều, chăm sóc sau mổ tốn kém và thời gian hồi phục lâu. Một vấn đề quan trọng nữa là những người cao tuổi, những người nhiều bệnh nặng kết hợp thì mổ mở là một trong những trở ngại lớn.

+ Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất hiện nay. Các bác sĩ chỉ cần tiến hành rạch một vết nhỏ trên thành bụng là có thể cắt túi mật hoặc can thiệp lấy sỏi và tán sỏi. Mặc dù mổ nội sỏi ít gây đau và hồi phục nhanh hơn mổ hở, nhưng theo BS Nhương phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Như tổn thương đường mật, sót sỏi, rối loạn tiêu hóa hay tái phát sỏi sau can thiệp.

+ Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP

Một phương pháp khác khá mới được áp dụng trong điều trị hiện nay là lấy sỏi (sỏi đường mật) qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Các bác sĩ dùng ống nội soi đưa trực tiếp từ miệng, qua thực quản, dạ dày, tá tràng xuống lỗ đổ của ống mật (cơ Oddi). Sau khi tiến hành cắt cơ, đường mật được nong rộng ra để kéo sỏi xuống. Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao, thời gian nằm viện ngắn, can thiệp qua đường tự nhiên nên tỷ lệ tai biến cũng không quá lớn và chi phí cũng không quá đắt đỏ.

Ngoài ra, còn có nhiều kỹ thuật tiến bộ khác như nội soi tán sỏi qua điện thủy lực, tán sỏi bằng tia laser… nhằm mục đích phá vỡ những viên sỏi lớn thành nhiều mảnh nhỏ hơn để có thể dễ dàng loại bỏ sỏi.

    Phẫu thuật sỏi mật được chỉ định với những trường hợp sỏi gây biến chứng

Phẫu thuật sỏi mật được chỉ định với những trường hợp sỏi gây biến chứng

Sau khi phẫu thuật sỏi mật, có một vấn đề nan giải khác là nguy cơ chít hẹp đường mật làm tăng khả năng tái phát sỏi, bên cạnh đặc tính sỏi mật của người Việt là sỏi sắc tố chiếm tỷ lệ lớn. Bởi vậy, rất cần những giải pháp phù hợp, hiệu quả để phòng tránh nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật.

Điều trị sỏi mật bằng Đông y

Chia sẻ về vai trò của Đông y trong điều trị sỏi mật, TS. BS. Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9, Viện Y học cổ truyền Quân đội) cho rằng điều trị sỏi mật cần phải thông suốt từ căn nguyên gây bệnh. Việc kết hợp Đông - Tây Y sẽ giúp người bệnh đạt được điều này. Đặc biệt, với sỏi mật thì chữa bằng y học cổ truyền trong giai đoạn đầu có lẽ ưu việt hơn.

Thông thường ở những người sỏi mật khi nào có biểu hiện đau sốt thì mới điều trị bằng y học hiện đại như dùng kháng sinh, thuốc giãn cơ hoặc cũng có thể là lập tức vào một ca mổ để lấy sỏi. Nhưng không phải ai bị sỏi mật cũng đều có những triệu chứng này vậy mà trước hết đã trải qua cả một giai đoạn dài sống chung hòa bình, đặc biệt với những sỏi nhỏ, sỏi bùn mật hay những trường hợp sỏi mật tái phát sau phẫu thuật… Ở những trường hợp này thì sử dụng bằng phương pháp y học cổ truyền lại là lợi thế lớn.

Cơ chế bài sỏi từ Đông y hướng tới 2 nguyên tắc. Một là thanh nhiệt, giải độc bằng các thảo dược được xem kháng sinh tự nhiên Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần. Hai là bào mòn các mùn sỏi, giảm kích thước sỏi nhờ những vị thuốc “nhuyễn kiên” như Kim tiền thảo. Bên cạnh đó, các vị thuốc như Chỉ xác, Uất kim cũng giúp tăng co bóp của túi mật để tống bùn mật, sỏi mật nhỏ với vi khuẩn theo dịch mật ra ngoài đường mật.

Với cơ chế tác động đa chiều như vậy, chúng ta sẽ giải quyết được vào căn nguyên gây sỏi, từ đó tăng cao hiệu quả điều trị. Đây cũng chính là liệu pháp nền tảng để phòng chống tái phát sỏi sau mổ - vấn đề đang còn làm đau đầu cả các nhà nội khoa và ngoại khoa.

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy các thảo dược này trong sản phẩm hỗ trợ cho người sỏi mật giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi đường mật.

    Sản phẩm hỗ trợ cho người sỏi mật được bào chế từ 8 thảo dược quý Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Uất kim, Chi tử, Sài hồ

Sản phẩm hỗ trợ cho người sỏi mật được bào chế từ 8 thảo dược quý Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Uất kim, Chi tử, Sài hồ

Sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn mặc dù ít có tác dụng làm tan sỏi nhưng sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng và tránh sỏi tăng kích thước. Nếu bạn bị sỏi mật, hãy thực hiện các lưu ý trong ăn uống dưới đây:

  • Không ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa trong mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên rán.

  • Nên ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ để làm chậm quá trình hấp thu cholesterol và tăng cường miễn dịch.

  • Giải độc cơ thể bằng cách uống đủ nước mỗi ngày và ưu tiên các trái cây giàu vitamin C.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế bỏ bữa thường xuyên hay nhịn ăn kéo dài. Bởi đây cũng là một nguyên nhân sinh sỏi.

Việc điều trị sỏi mật bằng phương pháp nào nội khoa hay ngoại khoa không chỉ là vấn đề thời gian mà còn tùy thuộc triệu chứng, biến chứng do sỏi gây ra. Hiểu được bản chất của bệnh, ưu - nhược điểm của từng phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh an tâm hơn khi được chỉ định điều trị và lựa chọn được phương pháp tối ưu nhất. 

Tham vấn y khoa: BS Dương Xuân Nhương, BS Vũ Thị Khánh Vân

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận