Bệnh rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Đối với hầu hết mọi người, loạn nhịp tim không phải là điều đáng lo ngại, nhưng một số dạng rối loạn nhịp tim lại trở nên nghiêm trọng và cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì?

Ở người bình thường khỏe mạnh, tim sẽ đập từ 60 - 100 lần/ phút khi nghỉ ngơi. Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập ngoài khoảng này, có thể dưới 60 nhịp/phút, trên 100 nhịp/phút hoặc đập không đều đặn.

 Benh-roi-loan-nhip-tim-co-the-khien-tim-dap-nhanh-cham-bat-thuong

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể khiến tim đập nhanh, chậm bất thường

Bất kỳ sự gián đoạn nào trong hệ thống điện tim (sự phát nhịp hay dẫn truyền xung điện) hoặc quá trình lưu thông máu ra vào tim bị rối loạn đều có thể gây rối loạn nhịp tim. Tình trạng này gây ra bởi nhiều lý do: bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn hormon trong cơ thể, tác dụng phụ của các thuốc điều trị.

Tuy nhiên, trong một số điều kiện như khi tập thể dục, bị căng thẳng, thì tim có thể đập nhanh hơn bình thường nhưng sẽ sớm về ổn định khi bạn nghỉ ngơi. Hơn nữa, những người thường xuyên tập thể dục thể thao cũng có thể có nhịp tim dưới 60 nhưng sức khỏe vẫn bình thường, bởi tim của họ chỉ cần đập ít nhịp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp được máu đến các cơ quan.

Bệnh rối loạn nhịp tim có những dạng nào?

Có một số dạng rối loạn nhịp tim phổ biến bao gồm:

Rung tâm nhĩ

Là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, nó khiến buồng tim phía trên rung lên với tần số lớn, có thể lên tới 200-300 lần/phút. Để biết thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, bạn có thể đọc bài viết: Rung tâm nhĩ.

Nhịp nhanh trên thất

Có thể làm đập từ 140 đến 250 nhịp/phút. Các cơn nhịp tim nhanh trên thất thường đến và đi một cách tự phát. Để biết thêm về loại rối loạn nhịp tim này, hãy xem thêm trong bài viết: Nhịp nhanh trên thất

Nhịp nhanh thất

Khiến tim đập rất nhanh, đôi khi nó có thể chuyển thành dạng nguy hiểm hơn là rung thất đe dọa tính mạng. Đây được xem là dàn rối loạn nhịp tim nguy hiểm nhất, và hầu hết những người bị dạng rối loạn nhịp tim này đã bị bệnh tim, có tổn thương cơ tim. Bệnh này hiếm khi gặp ở người khỏe mạnh. Bạn có thể đọc thêm trong bài: Nhịp nhanh thất

Rung tâm thất

Xảy ra khi các tín hiệu điện cùng lúc được phát ra ở các vùng khác nhau của tâm thất. Đây là dạng rối loạn nhịp tim cực kỳ nguy hiểm, gây đe dọa đến tính mạng do nó khiến tim không thể bơm được máu ra tuần hoàn, người bệnh nhanh chóng mất ý thức và có thể ngừng tim. Nếu không điều trị ngay lập tức bằng hồi sức tim phổi, người bệnh sẽ tử vong sớm.

Block tim

Là tình trạng tắc nghẽn 1 phầm hoặc hoàn toàn quá trình dẫn truyền điện tim, thường khiến tim đập chậm hơn. Đôi khi, block tim không gây ra bất kỳ vấn đề nào, nhưng nó cũng có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt.

Hội chứng nút xoang

Xảy ra do sự bất thường trong hoạt động của nút xoang, khiến tim đập chậm ở giai đoạn đầu và đập nhanh ở giai đoạn sau. Bệnh có thể không gây triệu chứng gì, nhưng đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu.

Ngoại tâm thu

Chủ yếu là do rối loạn dẫn truyền điện tim, làm xuất hiện những khoảng nghỉ giữa những nhịp bình thường, gây hồi hộp, hụt hẫng trong lồng ngực. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh ngoại tâm thu

Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn nhịp tim sẽ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời bằng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp. Các biến chứng của bệnh rối loạn nhịp bao gồm:

Biến chứng đột quỵ

Một số dạng rối loạn nhịp tim gây hình thành cục máu đông, cục máu đông di chuyển vào tuần hoàn, lên động mạch não gây đột quỵ hoặc gây tắc động mạch vành gây nhồi máu cơ tim.

Biến chứng suy tim

Khi nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm kéo dài, dẫn đến tim không bơm đủ máu đến cơ thể và cả tim, lâu dần tim suy yếu, không còn khả năng co bóp và đầy máu đi, được gọi là suy tim.

 Chung-roi-loan-nhip-tim-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem

Chứng rối loạn nhịp tim có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Việc điều trị loạn nhịp tim phụ thuộc vào loại bệnh mà bạn gặp phải, tình trạng sức khỏe bản thân bạn và cả các bệnh lý mắc kèm khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, sau nhồi máu cơ tim. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

- Xây dựng lối sống lành mạnh: Thông qua việc giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, tập thể dục bằng các biện pháp vừa sức như đi bộ, đạp xe, đi bộ, ngồi thiền; Bạn nên loại bỏ các nguyên nhân có thể gây loạn nhịp như dùng thuốc, hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích khác…

- Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: Thuốc chống loạn nhịp tim giúp ngăn chặn chứng loạn nhịp tim hoặc phòng ngừa chúng xảy ra.

- Sốc điện: Giúp khôi phục nhịp tim bình thường cho những trường hợp tim đập nhanh đột ngột với nguy cơ cao bị ngưng tim.

- Đốt điện tim: Bằng cách sử dụng năng lượng sóng cao tâm để phá hủy mô tim nghi ngờ gây ra nhịp tim bất thường.

- Cấy máy tạo nhịp tim: là một thiết bị nhỏ được cấy dưới da vùng xương đòn để điều chỉnh nhịp tim cho những người bị tim đập chậm.

- Cấy máy khử rung tim (ICD): có thể theo dõi nhịp tim và tạo ra một cú sốc điện để đưa nhịp tim về bình thường nếu máy phát hiện ra các tín hiệu điện bất thường.  

Một vấn đề người bệnh thường hay quan tâm là bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không, điều này phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây loạn nhịp cũng như đáp ứng của mỗi người với các biện pháp điều trị. Có rất nhiều người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật 1 lần thì nhịp tim đã về bình thường, nhưng cũng không ít người bệnh rối loạn nhịp mạn tính, điều trị mãi không khỏi dù áp dụng phương pháp nào.

Lời khuyên dành cho bạn là, dù bị dạng bệnh rối loạn nhịp tim nào thì bạn cũng cần kiên trì tuân thủ chỉ định điều trị của bác sỹ, xây dựng lối sống lành mạnh, tái khám định kỳ thì bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, thoải mái cùng với bệnh.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

https://www.bupa.co.uk/health-information/heart-blood-circulation/arrhythmia

https://www.medicalnewstoday.com/articles/8887.php

Ninh Tâm Vương Giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu

Bình luận