Bệnh Parkinson tiến triển như thế nào, có khởi phát sớm ở người trẻ hay không? Các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị là gì?

Tiến triển của bệnh Parkinson như thế nào?

Bệnh Parkinson là một bệnh mạn tính, tiến triển không ngừng, không chữa khỏi vĩnh viễn được, cũng giống như bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Tuy nhiên bệnh thường tiến triển chậm chạp, có người từ nhẹ sang nặng mất vài chục năm, nhưng cũng có người tiến triển nhanh hơn.

Lúc mới bị bệnh, thông thường chỉ cần dùng thuốc uống. Sau nhiều năm bị bệnh, tùy theo mức độ nặng và đặc điểm của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cho thêm thuốc tiêm chích, truyền thẳng vào dạ dày, hoặc phẫu thuật não.

Một số vấn đề trong quá trình điều trị bệnh Parkinson:

- Các vận động không chủ ý, còn gọi là loạn động: Sau 5-10 năm dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson, khoảng một nửa bệnh nhân sẽ bị loạn động. Biểu hiện bao gồm co thắt cơ, xoắn vặn, những cử động bất chợt, không chủ ý, đôi khi rất mạnh. Các triệu chứng này kéo dài hàng giờ, làm bệnh nhân bị mỏi cơ nhiều. Thông thường đây là biến chứng của việc dùng Levodopa kéo dài và liều cao. Do vậy trong giai đoạn đầu bị bệnh, không nên vội vã tăng liều của các thuốc chứa Levodopa, mặc dù tăng liều khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Trong giai đoạn muộn của bệnh, nếu bị chứng loạn động nặng và không còn đáp ứng với thuốc điều trị thì có thể dùng đến kĩ thuật phẫu thuật kích thích não sâu. Phẫu thuật này giúp giảm liều lượng thuốc cần dùng và làm giảm tình trạng loạn động.

- Hiện tượng “bật – tắt”: Một số bệnh nhân bị bệnh Parkinson và sử dụng thuốc có chứa Levodopa kéo dài sẽ bị hiện tượng này. “Bật” có nghĩa là đang rất dễ dàng cử động, “tắt” có nghĩa là đột ngột không cử động được nữa. Hiện tượng “bật-tắt” nghĩa là bất thình lình đang cử động được thì bị cứng đờ không cử động được nữa, giống như là bật tắt công tắc điện. Đây là do hiện tượng giao động đáp ứng đối với thuốc, không thể dự đoán trước được lúc nào xảy ra và có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ.

- Một số rối loạn khác: Bệnh nhân bị bệnh Parkinson có thể bị trầm cảm (khoảng 30-40%), và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, điều này không liên quan gì tới thuốc. Một số cảm thấy suy nghĩ của mình bị chậm chạp lại. Một số bệnh nhân bị chứng nhìn một hóa hai hoặc nhìn mờ, triệu chứng này là do bản thân bệnh gây ra. Trong giai đoạn muộn của bệnh, nếu dùng các thuốc quá liều, có thể bị ảo giác thị giác. Khi đó cần phải điều chỉnh lại thuốc và có thể cho thêm thuốc điều trị ảo giác. Bệnh Parkinson càng tiến triển thì chữ viết của bệnh nhân càng nhỏ dần lại. Tiếng nói nhỏ lại, trở nên khàn, lập bập, ngập ngừng, càng ngày trở nên khó nghe hơn. Vì nét mặt trở nên đờ đẫn và điệu bộ của cơ thể bị giảm sút và chậm chạp nên khi giao tiếp trở nên khó khăn, dễ bị hiểu nhầm là vẫn chưa hiểu được chuyện hoặc hiểm nhầm là không có hứng thú với câu chuyện.

- Rối loạn tình dục: Khi bệnh Parkinson phát triển, một số bệnh nhân bị rối loạn tình dục. Cả 2 giới đều cảm thấy giảm ham muốn tình dục và giảm sút khả năng hoạt động tình dục. Một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc điều trị Parkinson thì lại bị ngược lại, tăng hoạt động tình dục quá mức. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên mắc cỡ và nên kể rõ với bác sĩ về tình trạng gặp phải.

Roi-loan-tinh-duc-do-Parkinson

Rối loạn tình dục do Parkinson

Người trẻ bị bệnh Parkinson

Nếu bệnh Parkinson khởi phát lúc chưa tới 50 tuổi hoặc thậm chí chưa tới 40 tuổi thì gọi là Parkinson khởi phát sớm. Người ta tính rằng có 10% bệnh nhân Parkinson khởi phát bệnh trước 45 tuổi.

Nếu khởi phát bệnh sớm trước 40 tuổi thì thường có yếu tố di truyền. Tuy nhiên người trẻ tuổi bị Parkinson thì thường có quá trình và tiến triển bệnh chậm hơn so với người già mới bị Parkinson. Người trẻ bị Parkinson cũng thường ít bị mất trí nhớ, lẫn, rối loạn thăng bằng hơn so với những người già mới bị Parkinson. Ngược lại người trẻ bị Parkinson thì lại hay bị rối loạn vận động do thuốc chứa Levodopa hơn. Vì vậy, khởi đầu nên điều trị bệnh bằng các thuốc khác, tránh dùng Levodopa quá sớm.

Điều trị bệnh Parkinson trong giai đoạn muộn như thế nào?

Sau khi bị bệnh và dùng thuốc khoảng 5 năm, khoảng 50% bệnh nhân già và 90% bệnh nhân khởi phát trẻ sẽ bị hiện tượng “bật – tắt” và loạn động. Khi đó nên chia nhỏ liều dùng thuốc Levodopa, dùng thêm thuốc đồng vận Dopamin, thuốc ức chế MAO-B và ức chế COMT. Sau một số năm nữa việc chỉ dùng thuốc uống sẽ không đáp ứng điều trị được cho khoảng 10-20% bệnh nhân bị Parkinson - lúc này có thể bác sĩ sẽ phải sử dụng đến kĩ thuật kích thích não sâu.

Giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên

Việc điều trị hiện nay gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng các thuốc điều trị sẽ có hiệu quả giảm dần và gây ra nhiều tác dụng phụ, người bệnh ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị Tây y có thể sự dụng thêm một số sản phẩm từ Đông y để giúp tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ thuốc Tây và làm chậm lại tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó thì các biện pháp hỗ trợ điều trị, liệu pháp tâm lý, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện cũng rất cần thiết.

>> Phần 1: Bệnh Parkinson - Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nguyễn Đôn
 

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận