Khi mắc suy tim độ 3, nếu không điều trị tích cực sẽ rất nguy hiểm, bởi nó có thể gây ra biến chứng như phù phổi cấp, đột quỵ làm đe dọa tới tính mạng của bạn. Vậy người bệnh suy tim cần được chăm sóc, điều trị như thế nào là tốt nhất? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Suy tim độ 3 có phải là giai đoạn nặng nhất?

Theo Hội Tim mạch New York, bệnh suy tim có 4 cấp độ dựa theo mức biểu hiện triệu chứng của bệnh nhân trong đó độ 3 là giai đoạn nặng. Phần lớn người bệnh đều được phát hiện ở giai đoạn này bởi các biểu hiện triệu chứng của suy tim độ 1, 2 thường không rõ ràng nên người bệnh hay bỏ qua hoặc đi khám thì được chẩn đoán nhầm thành cách bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa. Nếu suy tim độ 3 không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng như không có chế độ sinh hoạt lành mạnh thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng nhất là suy tim độ 4.

Mức độ nguy hiểm của suy tim độ 3?

Ảnh hưởng của suy tim độ 3 đến bệnh nhân phải kể đến các triệu chứng bệnh làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân chỉ cần hoạt động gắng sức rất nhẹ cũng rất mệt mỏi, khó thở. Điều này không chỉ gây tâm lý tiêu cực cho người bệnh mà còn đặt ra gánh nặng về kinh tế vì họ mất khả năng lao động, tốn kém chi phí cho việc điều trị.

Khi nào suy tim độ 3 trở nên nguy hiểm?

Các triệu chứng của suy tim xuất hiện ngày càng thường xuyên với mức độ nặng hơn thì người bệnh càng có nguy cơ cao bị tử vong bất chợt.  Vì thế, đa số bệnh nhân suy tim độ 3 phải thường xuyên  nhập viện để điều trị. Cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm sau:

- Tăng cân đột ngột: 2-3 cân trong một ngày hoặc nhiều hơn trong một tuần.

- Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.

- Thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm vì không thở được hoặc có các cơn ho khan liên tục.

- Yếu và mệt mỏi ngay cả khi không gắng sức.

- Ngất xỉu, suy nhược nghiệm trọng.

- Sa sút trí tuệ, trí nhớ kém, khó tập trung, giảm khả năng tư duy.

Suy tim độ 3 nguy hiểm hay không còn nằm ở biến chứng

Bệnh nhân suy tim độ 3 phải đối diện với một loạt những nguy cơ biến chứng do lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể bị  thiếu hụt trầm trọng dẫn tới các cơ quan đồng loạt suy yếu. Tuổi càng cao, nguy cơ gặp biến chứng càng nhiều. Những rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải gồm có:

- Phù phổi cấp

Trái tim bị suy yếu khiến máu không được bơm tới các cơ quan một cách hiệu quả dẫn tới bị ứ lại tại phổi gây ra tình trạng phù phổi. Nếu thấy các triệu chứng khó thở đột ngột, vã mồ hôi, hơi thở khò khè, ho khan kèm theo bọt hồng, da tái xanh… cần nghĩ ngay tới biến chứng phù phổi cấp và nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế.

- Suy thận, thiếu máu

Lượng máu tới thận bị giảm sút, lâu dần gây ra tổn thương tại thận khiến cho các chất lỏng bị tích lại trong cơ thể gây phù nề chân, bụng, người bệnh tăng cân bất thường. Bên cạnh đó, thận còn có chức năng tiết ra erythropoietin (EPO) kích thích tủy xương sản sinh ra hồng cầu, do đó suy thận trong suy tim sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu với các triệu chứng nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.

- Gan to, xơ gan

Suy tim gây ứ trệ tuần hoàn máu từ các cơ quan trở về tim. Máu chảy ngược trở lại tĩnh mạch khiến bụng và gan có thể bị tích nước, sưng phù, lâu dần sẽ hình thành sẹo và dẫn đến xơ gan. Biến chứng tại gan làm giảm khả năng tiêu hóa, người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, suy dinh dưỡng.

- Đột quỵ

Ở người bệnh suy tim nặng, đột quỵ xảy ra khi lượng máu giàu oxy tới nuôi dưỡng tế bào não bị giảm đi kết hợp với sự hình thành cục máu đông do ứ trệ tuần hoàn gây tắc mạch máu não. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể để lại di chứng nghiêm trọng và gây ra cái chết bất ngờ cho người bệnh.

- Các biến chứng tại  tim

Trái tim bị suy yếu kéo theo một loạt các rối loạn liên quan đến chức năng tim, làm thay đổi nhịp tim và cấu trúc tim. Rối loạn nhịp tim, phì đại cơ tim, bệnh van tim... là những biến chứng tại tim  thường gặp.

Suy tim kéo dài có thể dẫn đến phì đại cơ tim

Suy tim kéo dài có thể dẫn đến phì đại cơ tim

Cách ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối

Mặc dù suy tim độ 3 nguy hiểm nhưng không có nghĩa là hết hy vọng. Nếu kiểm soát tốt triệu chứng, trì hoãn tiến triển của bệnh và ngăn ngừa được rủi ro, bạn hoàn toàn có thể hưởng cuộc sống như người bình thường. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3 của các chuyên gia Tim mạch đầu ngành:

Thay đổi thói quen sống

Ăn uống và sinh hoạt tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc điều trị suy tim. Người bệnh nên cắt giảm đường và muối trong chế độ ăn;  tránh các loại thực phẩm nhiều mỡ, nội tạng động vật, thịt có màu đỏ đậm và thay vào đó là sử dụng chất đạm lành mạnh từ thịt ức gà, cá, các loại đậu; tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây tươi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như cân nặng, huyết áp, mỡ máu; ngừng hút thuốc lá, hạn chế bia rượu và các chất kích thích; nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng quá mức; thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi gắng sức như đi bộ, yoga, dưỡng sinh khoảng 30 phút mỗi ngày.

Giảm bớt mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim bằng tập luyện thể thao mỗi ngày

Giảm bớt mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim bằng tập luyện thể thao mỗi ngày

Xem chi tiết: Chế độ ăn dành cho người bệnh suy tim

Giảm triệu chứng ho, phù, khó thở bằng tinh chất thảo dược

Dược liệu Hoàng đằng, Đan sâm được sử dụng từ lâu đời trong nền y học cổ truyền nhằm giúp bệnh nhân suy tim sống khỏe mạnh hơn. Ngày nay, các nhà khoa học đã chiết xuất và tinh chế những hoạt chất tốt cho tim mạch có trong các loại thảo dược trên kết hợp thêm một số hoạt chất sinh học quý khác để tạo thành dạng viên nén tiện sử dụng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang là một trong số các sản phẩm có chứa các loại thảo dược này mà hiệu quả hỗ trợ điều trị của bệnh tim mạch, suy tim đã có kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh suy tim sau khi sử dụng sản phẩm kết hợp với thuốc điều trị của bác sĩ giảm được các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực.

Người bệnh suy tim muốn sống khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn bớt lo lắng về mức độ nguy hiểm của suy tim độ 3 và giữ được tinh thần lạc quan để đối diện với bệnh.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/heart-failure/living-with/congestive-heart-failure-life-expectancy/

https://blog.providence.org/archive/the-new-chf-it-s-treatable

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận