Mẹ tôi bị tiểu đường 16 năm, hiện tại mẹ tôi đã tiêm insulin nhưng thời gian gần đây thấy đường huyết vẫn cao, khoảng 9 - 10mmol/l. Tiêm insulin không cho hiệu quả tốt. Vậy có phải là kháng insulin không?

Chào bạn,

Việc tiêm insulin nhưng đường huyết vẫn cao có thể do nhiều nguyên nhân chứ không riêng gì tình trạng kháng insulin. Dưới đây là giải đáp cụ thể của chúng tôi về trường hợp của mẹ bạn.

Tại sao tiêm insulin nhưng đường huyết vẫn cao?

Xét trên tình trạng thực tế của mẹ bạn tiểu đường 16 năm, nếu mức đường huyết 9 - 10mmol/l vẫn coi là tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu mẹ bạn còn khỏe, chưa bị biến chứng gì, thì mức đường huyết lúc đói cần giảm hơn nữa, tốt nhất là dưới 8.5mmol/l. Bên cạnh việc đo đường huyết lúc đói, gia đình cần cho bác làm xét nghiệm HbA1c để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng vừa qua. Giá trị này mới cho biết tổng quan quá trình kiểm soát đường huyết và đáp ứng với điều trị của người bệnh tiểu đường.

Về lý do tiêm insulin nhưng đường máu cao có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là tình trạng kháng insulin và việc suy giảm khả năng tiết insulin của tuyến tụy. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác, chẳng hạn như liều insulin còn thấp, mẹ bạn tiêm sai vị trí, cách tiêm chưa đúng, hoặc thời gian gần đây bác hay căng thẳng, mệt mỏi, mắc thêm bệnh nhiễm trùng hoặc chưa thực sự kiểm soát tốt chế độ ăn uống, luyện tập. Điều quan trọng nhất lúc này là gia đình bạn cần ngồi lại cùng mẹ theo dõi trong vài ngày, sau đó phát hiện điểm nào bất thường thì chỉnh sửa và ghi chép lại. Nếu mọi hoạt động của bác vẫn như vậy, không có gì bất thường hoặc sau khi đã điều chỉnh lại mà đường máu vẫn cao, khi đó nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cụ thể phương thức điều trị sao cho đạt hiệu quả tốt nhất

Những lời khuyên về việc kiểm soát tiểu đường ở người đã mắc lâu năm

Với người tiểu đường lâu năm, ngoài việc dùng thuốc, kiểm soát tốt chế độ ăn, luyện tập thể dục thể thao thì họ cần quan tâm đến việc phát hiện và ngăn chặn biến chứng tiểu đường từ sớm. Như trường hợp của mẹ bạn, hàng 3 - 6 tháng cần đi kiểm tra chức năng thận, gan, tim mạch, mạch máu ở đáy mắt… để dự phòng trước biến chứng, đồng thời sớm có biện pháp đối phó.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường cũng được khuyến cáo để giúp làm chậm tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian tăng liều insulin, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn biến chứng tiểu đường.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bình luận