Những khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là không hề nhỏ. Bởi tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây xáo trộn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bạn có thể đã biết biến chứng tiểu đường gây suy thận, đoạn chi, mất thị lực… Nhưng liệu bạn đã nắm được dấu hiệu nhận biết sớm các rủi ro này. Nếu chưa, bạn chớ nên bỏ qua thông tin trong bài viết sau đây.

Biến chứng tiểu đường “hủy diệt” hầu hết cơ quan trong cơ thể

Biến chứng tiểu đường “hủy diệt” hầu hết cơ quan trong cơ thể

Biến mạch máu nhỏ do tiểu đường

1. Biến chứng võng mạc mắt

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến trên thế giới. Đường huyết tăng cao làm tổn thương mạch máu nhỏ trong võng mạc. Phát hiện sớm biến chứng võng mạc có thể làm chậm quá trình tiến triển của biến chứng, ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực.

Dấu hiệu: Giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như điểm mờ, hạt nổi hay chấm đen trước mắt, đau và nhức hốc mắt, chảy nước mắt, tầm nhìn mờ. Tuy nhiên, đa phần chúng sẽ bị bỏ qua cho đến giai đoạn nặng. Bạn có thể nhận thấy mắt mờ đột ngột, xuất hiện rất nhiều hạt nổi trong tầm nhìn, không phân biệt được màu sắc và cuối cùng mất thị lực vĩnh viễn.

2. Biến chứng thận do tiểu đường

Tổn thương thận và bệnh võng mạc mắt là 2 biến chứng có thể xuất hiện ngay tại thời điểm bệnh tiểu đường được chẩn đoán. Bởi bệnh tiến triển âm thầm đã làm tổn thương tới hàng triệu các đơn vị lọc máu nhỏ của thận, làm giảm chức năng lọc máu, cuối cùng có thể dẫn tới suy thận không thể phục hồi.

Dấu hiệu: Albumin niệu là dấu hiệu sớm nhất khi thận bị tổn thương. Nhưng dấu hiệu này chỉ được nhận biết thông qua xét nghiệm nước tiểu định kỳ. Những biểu hiện triệu chứng bên ngoài của bệnh thận rất kín đáo, trở nên trầm trọng hơn khi bạn đã có dấu hiệu suy thận. Khi đó, bạn có thể thấy: nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường kèm theo hiện tượng sủi bọt hồng, có mùi hôi; da ngứa ngáy do độc tố không được đào thải; miệng có vị kim loại; ăn không ngon; hơi thở có mùi amoniac; buồn nôn và nôn ói…

3. Biến chứng thần kinh

60-70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh, trong đó phổ biến nhất là tổn thương trên hệ thần kinh ngoại biên và tự chủ.

Dấu hiệu: Triệu chứng nhận biết biến chứng thần kinh rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào mức độ và dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ có cảm giác ngứa ran, tê bì ở lòng bàn tay, bàn chân. Giai đoạn nặng có thể đau, nóng, bỏng rát trên da. Trên hệ thần kinh tự chủ, bạn có thể bị: buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, rối loạn bài tiết mồ hôi, rối loạn chức năng tiểu tiện, rối loạn cương dương, hạ huyết áp tư thế đứng…

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh gây tê bì chân tay
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh gây tê bì chân tay

 

Các biến chứng mạch máu lớn

 

1. Xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Rối loạn quá trình chuyển hóa đường, kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo đã sinh ra nhiều “rác thải - gốc tự do”. Gốc tự do kết hợp cùng quá trình viêm mạn tính mạch máu khi đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.

Biến chứng tim mạch được biết đến là một trong những biến chứng đáng sợ nhất do tiểu đường. Khi mắc tiểu đường, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch tăng cao gấp 4 lần so với người khỏe mạnh. Theo Hội Tim mạch Mỹ, 80% người bệnh tiểu đường tử vong vì bệnh tim, 16% tử vong vì đột quỵ.

Dấu hiệu: Đau thắt ngực là dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do lòng mạch máu bị thu hẹp, cản trở quá trình lưu thông máu ra vào tim. Bạn có thể cảm thấy nặng ngực, vai, cánh tay mỗi khi gắng sức hoặc tập thể dục. Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài trên 15 phút, kèm theo dấu hiệu khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, choáng váng… bạn cần gọi ngay cấp cứu 115 bởi nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp. Đôi khi người bệnh tiểu đường sẽ không cảm nhận thấy các triệu chứng rõ ràng, bởi tổn thương thần kinh đã làm giảm việc cảm nhận các cơn đau.

2. Bệnh động mạch ngoại biên tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng chân. Việc thu hẹp các mạch máu xuống các chi khiến chân của người bệnh bị ‘cắt” nguồn dinh dưỡng và oxy, làm tăng nguy cơ đoạn chi.

Dấu hiệu: Bệnh động mạch ngoại biên khiến tay chân người bệnh luôn trong trạng thái lạnh. Các vết thương ở những khu vực này rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng, lở loét. Dấu hiệu điển hình là các cơn đau cách hồi: đau bắp chân hoặc bàn chân khi đi bộ và giảm vài phút sau khi nghỉ ngơi.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy xơ vữa mạch máu, gây bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy xơ vữa mạch máu, gây bệnh động mạch ngoại biên

Các biến chứng khác do tiểu đường

1. Biến chứng nhiễm trùng

Đường máu cao là môi trường sinh sống thuận lợi của các loại vi khuẩn, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng răng miệng, tiết niệu, sinh dục …

Dấu hiệu: Nếu bạn có những dấu hiệu: sốt, đau nhiều khi đi tiểu, nước tiểu hồng, vết loét chậm lành… thì nên thông báo sớm với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

2. Biến chứng trên da, móng

Biến chứng trên da, móng do tiểu đường rất dễ bị điều trị nhầm thành bệnh ngoài da, khiến bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng hơn.

Dấu hiệu: Da bị thâm đen ở những vùng da nếp gấp như nách, cổ, kẽ ngón tay, khoeo chân; hạt mỡ, ban vòng… Móng tay bệnh nhân đổi màu vàng nâu, dễ bị nhiễm nấm, bong móng.

3. Hạ đường huyết cấp tính

Đường huyết xuống quá thấp, dưới 3.6mmol/l là một trong những biến chứng cấp tính của người bệnh tiểu đường. Xảy ra tình trạng này có thể do dùng quá liều thuốc, bỏ quên bữa ăn, hoặc ăn uống quá kiêng khem, tập luyện quá sức, uống nhiều bia rượu… Hạ đường huyết nếu không được xử lý kịp có thể gây tổn thương não nghiêm trọng.

Dấu hiệu: Choáng váng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, run rẩy, đầu óc quay cuồng, mệt mỏi cùng cực, hồi hộp đánh trống ngực…

4. Tăng đường huyết cấp tính

Đường huyết cao trên 14mmol/l được xem là tăng đường huyết cấp tính. Đây là biến chứng nặng nề, có nguy cơ tử vong cao cần cấp cứu trong bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu: Tiểu thường xuyên, khát nước, cảm thấy mệt và yếu, mắt mờ, cảm thấy rất đói cho dù vừa mới ăn xong… Giai đoạn nặng có thể thấy hơi thở có mùi giấm táo, co giật, hôn mê.

Dự phòng biến chứng tiểu đường luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Bạn phải chú ý kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường luyện tập, đồng thời lên lịch khám sức khỏe định kỳ.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo

https://www.dietdoctor.com/complications-diabetes-disease-affecting-organs
http://www.webmd.com/diabetes/guide/risks-complications-uncontrolled-diabetes#2
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận