Hầu hết người bệnh tiểu đường đều mong muốn có một thực đơn ăn uống cụ thể để áp dụng ngay. Nhưng trong hội nghị mới đây của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các chuyên gia nhấn mạnh chế độ ăn phải được “cá thể hóa” trên từng người bệnh tiểu đường. Theo đó, không có chế độ ăn chung cho mọi người bệnh. Để xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường vừa đủ dinh dưỡng vừa giảm đường huyết, mỗi người bệnh cần nắm rõ 5 nguyên tắc chung dưới đây.

 Chế độ ăn cho người tiểu đường có vai trò rất quan trọng.

Chế độ ăn cho người tiểu đường có vai trò rất quan trọng.

Nguyên tắc 1: Chế độ ăn cần không làm tăng đường máu sau ăn 1 - 2h

Hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường được đánh giá thông qua chỉ số đường huyết. Trong đó bao gồm chỉ số đường huyết khi đói và sau ăn 1 - 2 h. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh hiện nay đều chỉ xây dựng chế độ ăn làm sao giảm được đường máu khi đói mà bỏ quên chỉ số sau ăn. Trong khi đây cũng là 1 chỉ số quan trọng. Nếu chế độ ăn giúp giảm đường huyết khi đói nhưng không giảm chỉ số đường huyết sau ăn 1 - 2h thì người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết sau ăn sẽ phụ thuộc cả loại thực phẩm, cách chế biến, khối lượng thức ăn và các món ăn cùng.  Vì vậy cách đơn giản nhất để thực hiện nguyên tắc này là khi ăn 1 món ăn, 1 thực đơn mới, người bệnh nên kiểm tra đường máu sau ăn 1 - 2h. Nếu đường máu dưới 11 mmol/l tức là thực đơn của bữa đó đang ổn.

Ngoài ra việc ăn nhiều chất xơ, ăn kết hợp chất béo cùng tinh bột cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường, từ đó hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Nguyên tắc 2: Chế độ ăn không kiêng khem quá mức gây hạ đường huyết khi đói

Bên cạnh vấn đề tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường còn dễ bị hạ đường huyết. Khi hạ đường huyết, não sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên vì đây là cơ quan sống bằng đường. Do đó, về lâu dài, hạ đường huyết có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, chế độ ăn cho người tiểu đường mà kiêng khem quá mức cũng dễ gây thiếu dinh dưỡng. Hậu quả là tạo ra “phản ứng ngược” làm đường huyết và biến chứng khó kiểm soát hơn.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường không nên ăn kiêng quá mức, không nhịn ăn. Nếu giữa ngày thấy đói, người bệnh hoàn toàn có thể ăn bữa phụ bằng trái cây, sữa, yến mạch…

Tìm hiểu thêm: Hạ đường huyết ở người tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn đủ các nhóm thức ăn tinh bột, chất đạm, chất béo, trái cây, rau củ. 

Người tiểu đường nên ăn đủ các nhóm thức ăn tinh bột, chất đạm, chất béo, trái cây, rau củ.

Nguyên tắc 3: Chế độ ăn cho người tiểu đường phải giúp duy trì cân nặng lý tưởng

Đây là nguyên tắc mà nhiều người bỏ qua. Bởi hầu hết đều chỉ tập trung làm sao ăn kiêng để đường huyết giảm nhanh. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cân nặng giảm xuống dưới ngưỡng cho phép, sức đề kháng của người bệnh sẽ giảm theo. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, dễ gặp biến chứng hơn.

Vì vậy, nếu đang thiếu cân thì phải người bệnh phải có thực đơn tăng cân (ăn giảm tinh bột nhưng tăng chất đạm, chất béo tốt). Còn những người bệnh thừa cân phải ăn sao cho cân nặng giảm xuống.

Để tính cân nặng lý tưởng, người bệnh có thể sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI. BMI bằng cân nặng tính theo kg chia cho bình phương chiều cao (cm). BMI bình thường của người Việt Nam là từ 18.5 - 22.9.

Nguyên tắc 4: Chế độ ăn không tạo điều kiện cho các biến chứng phát triển

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc biến chứng trên nhiều cơ quan khác rất cao. Vì vậy, trong chế độ ăn người bệnh cũng phải chú ý ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, đủ vitamin, khoáng chất để không tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển.

Sai lầm trong chế độ ăn mà nhiều người bệnh tiểu đường mắc phải nhất là kiêng hoàn toàn đồ ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, theo nghiên cứu khi kiêng ngọt, cơ thể sẽ có xu hướng ăn mặn hơn. Việc ăn mặn hơn lại kéo theo hàng loạt rủi ro khác như tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng tiểu đường thường gặp và cách phòng ngừa

Chế độ ăn cho người tiểu đường phải giúp duy trì cân nặng lý tưởng 

Nguyên tắc 5: Chế độ ăn cho người tiểu đường cần đơn giản, dễ áp dụng

Mục tiêu cuối cùng của việc kiểm soát đường huyết hay biến chứng vẫn là làm sao cho người bệnh khỏe mạnh và hạn phúc hơn. Vì vậy, khi xây dựng chế độ ăn, người bệnh cũng cần chú ý đến yếu tố này.

Thực tế, rất nhiều người bệnh tiểu đường đang ăn kiêng quá mức và thường xuyên stress vì việc nên ăn gì kiêng gì mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường có thể ăn mọi loại thực phẩm hay món ăn kể các món có vị ngọt. Điều quan trọng là cần chú ý về số lượng và thời điểm ăn.

Ví dụ 100mg chuối chín, mít hay na chứa khoảng 15g đường. Trong khi 1 bát bún chứa 50g đường, 1 bát phở 60g đường, 1 lạng khoai sọ 24g đường. So sánh với hoa quả như chuối, thì rõ ràng ăn chuối, mít với lượng vừa phải sẽ ít gây tăng đường máu hơn. Nhưng nếu tại thời điểm đường huyết rất cao, ăn thêm mít, chuối chín thì sẽ không tốt.

Tìm hiểu thêm: Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường là cả một quá trình. Tuy nhiên nếu nắm rõ những nguyên tắc trong bài viết, người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc lên thực đơn hàng ngày, vừa giảm đường huyết, vừa hạn chế cảm giác đói khó chịu.

Biên tập viên Đông Tây

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Huy Cường

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận