Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành sao cho hợp lý là vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người bệnh  vẫn còn bối rối, chưa biết cần phải làm gì và không nên làm gì để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng và tránh các biến chứng sau đặt stent tim. Sau đây là 3 điểm cần lưu ý.

Sử dụng thuốc chống đông đúng hướng dẫn

Sau thủ thuật can thiệp đặt stent, bạn cần dùng thuốc chống đông lâu dài để giúp ngăn ngừa cục máu đông (huyết khối) hình thành trong ống đỡ động mạch. Từ đó làm giảm thiểu nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim cùng với các nguy cơ tim mạch khác. Bạn có thể được dùng nhiều hơn 2 loại thuốc chống đông (chủ yếu là thuốc chống kết tập tiểu cầu) nếu bệnh mạch vành có kèm theo rung nhĩ. Việc sử dụng thuốc không đủ liều lượng, uống không đúng cách đều nguy hiểm như nhau. Một trong những biến cố sau đặt stent mạch vành là huyết khối sớm xuất hiện trong vòng 24h đầu sau thủ thuật, gặp cả ở người dùng stent thường hay stent phủ thuốc.

Ngoài huyết khối sớm, huyết khối muộn và tái tắc hẹp sau can thiệp động mạch vành là hai biến chứng thường gặp nhất. Trong đó, huyết khối trong stent có diễn biến nhanh nhất dẫn đến nhồi máu cơ tim, với các biểu hiện đột ngột, người bệnh đau ngực liên tục, kèm theo toát mồ hôi lạnh vùng đầu cổ. Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

Sử dụng thuốc chống đông lâu dài cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ xuất huyết. Do vậy, trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu xuất hiện bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, phân có màu bã cà phê... người bệnh cần phải tái khám lại để được điều chỉnh lại liều thuốc phù hợp, nhưng tuyệt đối bạn không được bỏ thuốc khi chưa xin ý kiến của bác s. Bởi như thế sẽ rất nguy hiểm, bạn có thể gặp phải cơn nhồi máu cơ tim do sự hình thành huyết khối gây nên.

Các thuốc chống đông máu thường dùng
Các thuốc chống đông máu thường dùng

Chăm sóc người bệnh sau đặt stent bằng dinh dưỡng hợp lý, lối sống tích cực

Lối sống tích cực và dinh dưỡng sau đặt stent mạch vành đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình điều trị của người bệnh, vì thế không chỉ bệnh nhân mà ngay cả những người chăm sóc cũng cần biết để khuyến khích người thân của mình thực hiện tốt những điều này.

Lựa chọn thực phẩm có lợi

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp vết thương mau lành, ngừa được rủi ro sau đặt stent. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, sức khỏe của mỗi người, mà sẽ điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với từng người, nhưng nhìn chung người bệnh mạch vành sau đặt stent mạch vành có thể xây dựng khẩu phần ăn của mình như sau: 
  • Protein: tránh thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt chó…; ăn lượng vừa phải thịt nạc, thịt gà bỏ da, trứng, đậu phụ; mỗi tuần nên ăn 2 bữa cá như cá hồi, cá thu hoặc cá mòi cung cấp cho cơ thể nhiều chất béo omega-3 có lợi cho tim.
  • Sữa: chọn sữa ít béo, sữa chua, sữa không đường.
  • Chất béo: hạn chế tối đa mỡ động vật, đồ ăn nhanh, nên sử dụng chất béo dễ tiêu (chất béo chưa bão hòa) như dầu  thực vật (dầu oliu, hướng dương, dầu cải…) hoặc các từ các loại hạt, bơ, dầu cá.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh.
  • Nên ăn nhạt, giảm lượng muối khi nấu ăn giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa giữ nước trong cơ thể.
  • Tránh các thức ăn có đường, đồ ngọt, bánh kẹo, socola có thể gây tăng cân.
  • Uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày giúp thải thuốc cản quang, tránh nước ngọt và các chất kích thích như rượu, bia, cafein…

Đi bộ rất có lợi cho bệnh nhân mạch vành

Tập thể dục cũng là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Tập thể dục giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng và lượng cholesterol, giữ trạng thái thư giãn, tránh áp lực, căng thẳng.

Theo chỉ dẫn y khoa, sau khi đặt stent mạch vành, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 1 tuần, sau đó làm nghiệm pháp gắng sức, nếu gắng sức được thì có thể chơi các môn thể thao mạnh hơn. Phương pháp luyện tập tốt nhất là đi bộ, người bệnh nên đi bộ 30-60 phút mỗi ngày và 5 buổi mỗi tuần, bắt đầu với đoạn đường ngắn, bằng phẳng sau đó tăng dần mức độ và cường độ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chơi golf hoặc cầu lông nhưng không nên chơi môn thể thao mạnh như tennis. Nhưng, tốt nhất bạn vẫn nên đi bộ hàng ngày, bởi điều này sẽ giúp tăng cường phát triển tuần hoàn bàng hệ tim, điều này giúp cải thiện lượng máu đi nuôi tim, giảm tình trạng thiếu máu cơ tim và phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

Tránh các vận động nặng

Mặc dù tập thể dục rất tốt cho người bệnh sau đặt stent tim, nhưng nên tránh hoạt động gắng sức. Bởi sau can thiệp tim mạch, cơ thể sẽ mất một khoảng thời gian để phục hồi hoàn toàn vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân cần hòa nhập từ từ, và làm gắng sức sẽ khiến tim mệt hơn. Dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm trong các hoạt động hàng ngày:
  • Có thể tiếp tục lái xe ngay sau khi phẫu thuật 2 ngày nếu không bị đau tim. Tuy nhiên, nếu bị đau tim thì bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ.
  • Tránh nâng vật nặng hơn 5kg trong 1 tuần, đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng, lên xuống cầu thang chậm rãi. Sau 1 tuần, tăng dần mức độ hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Không nên quan hệ trình dục trong 2 tuần đầu sau khi thực hiện thủ thuật, thông thường có thể quan hệ tình dục nếu đi được khoảng 30 bậc cầu thang, nên tạo không khí ấm áp, thoải mái và giao quyền chủ động cho đối phương, không sử dụng Viagra và các thuốc tương tự.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành một cách toàn diện, hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa biến chứng tim mạch.
 
Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/departments/heart/patient-education/recovery-care/interventional-procedures/after-your-interventional-procedure#overview-tab
https://www.nhlbi.nih.gov/node/3802

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận