Cuồng nhĩ: Cách điều trị và phòng ngừa để tránh rủi ro
Cuỗng nhĩ là bệnh gì?
Cuồng nhĩ (Atrial flutter) là một rối loạn nhịp thất, thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi, thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.
Cuồng nhĩ đa số khởi phát đột ngột và được đặc trưng bởi tốc độ co bóp tâm nhĩ nhanh rất nhanh, có thể lên tới 300 nhịp/ phút, thậm chí lên tới 400 nhịp/ phút. Khi xem trên điện tâm đồ, những nhịp nhanh này thường có tần số đều nhau. Tuy nhiên tốc độ co bóp này của tâm nhĩ là quá nhanh, ảnh hưởng đến hiệu suất tống máu của tim, không đủ thời gian để tim bơm máu và đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể. Máu luẩn quẩn trong tim làm tăng nguy cơ tạo thành cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, nguy hiểm sau rung nhĩ
Cuồng nhĩ được chia thành 2 dạng, bao gồm:
- Cuồng nhĩ điển hình: Là dạng phổ biến hơn, được gây ra do vòng vào lại chạy đơn độc xung quanh vòng van ba lá của tâm nhĩ phải theo ngược chiều kim đồng hồ.
- Cuồng nhĩ không điển hình: Là vòng vào lại khởi phát ở tâm nhĩ phải hoặc tâm nhĩ trái nhưng vị trí chính xác lại không được xác định rõ ràng.
Nguyên nhân gây cuồng nhĩ
Nguyên nhân gây cuồng nhĩ thường khó xác định và có cơ chế rất phức tạp liên quan đến sự xuất hiện của “vòng vào lại”. Bình thường tín hiệu điện tim xuất phát bắt đầu từ nút xoang và lan truyền đến toàn bộ tâm nhĩ, làm nhĩ co bóp. Trong một số trường hợp, tâm nhĩ phải hoặc trái có thể tự phát tín hiệu điện bằng nút nhĩ thất. Tín hiệu này này lặp đi lặp lại được gọi là “vòng vào lại”, làm nút xoang mất kiểm soát, tạo nên một chu kỳ liên tục không ngừng làm cho tâm nhĩ co bóp liên tục với tần số rất nhanh và gây nên tình trạng cuồng nhĩ.
Vòng vào lại xuất hiện ở người bị cuồng nhĩ gây tăng nhịp tim ở cả nhĩ và thất
Các mô tim có tốc độ dẫn truyền điện tim nhanh chậm khác nhau, thời kỳ trơ (giai đoạn mô lan truyền tín hiệu điện chậm hơn giữa 2 lần kích hoạt liên tiếp)... cũng là những cơ chế gây ra tình trạng cuồng nhĩ.
Tuy nhiên những bất thường phát và dẫn truyền điện tim ở cuồng nhĩ kể trên có thể đến từ các yếu tố nguy cơ sau:
- Huyết áp cao
- Bệnh mạch vành
- Sau nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu cơ tim
- Suy tim sung huyết
- Phẫu thuật tim
- Dị tật bẩm sinh ở tim
- Ngoại tâm thu nhĩ
- Bệnh van tim (hở van ba lá hoặc van hai lá)
- Bệnh cường giáp
- Thuyên tắc phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Những yếu tố nguy cơ này có thể là nguyên nhân gây làm cho tế bào cơ tim bị tổn thương, dễ bị kích thích hơn, làm thay đổi cấu trúc, đặc tính của tế bào cơ tim và làm khởi phát vòng vào lại gây nên hiện tượng cuồng nhĩ.
>>> Xem thêm: Tim đập nhanh khó thở: hiểu nguyên nhân để có cách điều trị hiệu quả
Các triệu chứng thường gặp của cuồng nhĩ
Ở phần lớn người bệnh cuồng nhĩ, tỷ lệ dẫn truyền nhĩ đến thất là 2:1 hoặc 3:1. Tức là cứ hai đến 3 nhịp tâm nhĩ thì sẽ có 1 nhịp được truyền đến tâm thất, tốc độ co bóp của tâm thất có thể rơi vào khoảng từ 150-180 nhịp/ phút.
Trong cuồng nhĩ, nếu nhịp thất chỉ dưới 120 nhịp/ phút với tần số điều đặn thì người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu người bệnh có mắc kèm bệnh nền, có tốc độ nhịp thất nhanh trên 180 nhịp/ phút thì họ có thể gặp những triệu chứng như:
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau tức ngực, rung trong lồng ngực, thậm chí cảm nhận rung trong tĩnh mạch cảnh.
- Khó thở, hụt hơi.
- Mệt mỏi, suy nhược.
- Chóng mặt, choáng ngất.
Tuy nhiên những triệu chứng này có thể kiến người bệnh nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch và rối loạn nhịp tim khác. Vì thế, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng của cuồng nhĩ là đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở
Cuồng nhĩ có nguy hiểm không?
Cuồng nhĩ làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, biến chứng tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…) gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nếu cơn cuồng nhĩ xuất hiện quá thường xuyên, qua nhiều đợt nhịp nhanh liên tiếp, tâm thất có thể bị kiệt sức, mất bù, điều này có thể dẫn đến suy tim. Bên cạnh đó, do tâm nhĩ không co bóp được hiệu quả, máu có xu hướng ứ lại ở nhĩ, hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển theo các mạch máu lên não, gây tắc nghẽn mạch máu não và gây tình trạng đột quỵ. Vì thế, những người bệnh bị cuồng nhĩ sẽ phải theo dõi sức khỏe suốt đời để tránh nguy cơ đột quỵ do tắc mạch.
Ngoài ra, cuồng nhĩ còn gây rối loạn huyết động, gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim như tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, khó thở, hụt hơi, vã mồ hôi… làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên xem thường cuồng nhĩ, hay đi khám và điều trị sớm nhất.
Phát hiện cuồng nhĩ như thế nào?
Để chẩn đoán chính xác bệnh cuồng nhĩ, bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Điện tâm đồ (ECG): Trên điện tâm đồ của người bệnh cuồng nhĩ sẽ thất những sóng rung đặc trưng với tốc độ đều đặn từ 200-300 nhịp/ phút với dẫn truyền nhĩ thất có thể là 2:1 hoặc 3:1. Dựa vào tính chất, tần suất và hình ảnh của các sóng rung này mà bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác cuồng nhĩ.
- Siêu tâm tim: Giúp xác định bệnh tim cấu trúc tiềm ẩn trong cuồng nhĩ như bệnh van tim, huyết khối tắc mạch, giãn buồng tâm nhĩ, đánh giá hiệu suất tống máu thất trái (kiểm tra hậu quả của cuồng nhĩ)...
- Các xét nghiệm cận lâm sàng khác: Bao gồm xét nghiệm đánh giá rối loạn điện giải, chức năng tuyến giáp, nhiễm trùng, thiếu máu, nhiễm độc, kiểm tra chức năng phổi… Các xét nghiệm này giúp xác định các yếu tố nguy cơ gây cuồng nhĩ khác, giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế cuồng nhĩ phát triển nặng hơn.
Điện tâm đồ của cuồng nhĩ
Cách điều trị cuồng nhĩ, phòng biến chứng tim mạch
Điều trị cuồng nhĩ sẽ tập trung vào các mục tiêu sau:
- Kiểm soát nhịp tim, chuyển đổi và duy trì về nhịp xoang, mục tiêu nhịp tim là dưới 110 nhịp/ phút.
- Chống nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch và phòng chống các biến chứng do cuồng nhĩ gây ra.
Các biện pháp điều trị cụ thể có thể kể đến như:
Dùng thuốc theo chỉ định
Các thuốc dược dùng để kiểm soát nhịp tim ở người bệnh cuồng nhĩ bao gồm thuốc chẹn kênh canxi (chỉ định đầu tay) hoặc thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống loạn nhịp như amiodarone. Digoxin cũng là một thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát nhịp tim, tuy nhiên trước khi sử dụng cần cẩn trọng do tác dụng phụ và độc tính của nó.
Vì người bệnh cuồng nhĩ có nguy cơ đột quỵ tương tự như bệnh nhân rung nhĩ nên họ cần phải dùng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa huyết khối trong tim. Các thuốc này bao gồm aspirin hoặc warfarin.
Dùng thuốc để điều trị cuồng nhĩ
>>> Xem thêm: Tim đập nhanh uống thuốc gì cho hiệu quả?
Sốc điện chuyển nhịp
Phương pháp trị cuồng nhĩ này dùng một luồng điện kích thích tim chuyển đổi và duy trì về nút xoang, giúp tim thiết lập lại trạng thái ban đầu của tim, giúp kiểm soát nhịp tim.
Triệt đốt sinh lý
Triệt đốt qua ống thông với tần số sóng cao tần là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho cuồng nhĩ với tỷ lệ thành công lên tới 95% và ít có biến chứng sau phẫu thuật. Triệt đốt sẽ dựa trên cơ chế tạo thành những vết sẹo nhỏ ở mô tim, giúp ngăn chặn những đường dẫn điện tim bất thường gây loạn nhịp tim.
Sau khi triệt đốt điện tim người bệnh có thể không cần dùng thuốc chống loạn nhịp tuy nhiên phương pháp này cũng có một số rủi ro như có thể hình thành các ổ loạn nhịp khác, khiến người bệnh phải triệt đốt nhiều lần.
Đặt máy tạo nhịp tim
Chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh đã điều trị bằng thuốc và đốt triệt phá nhưng không thành công. Khi này bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ nút nhĩ thất và đặt máy tạo nhịp để ngăn chặn cuồng nhĩ nhanh dẫn truyền điện tim xuống tâm thất và gây rối loạn nhịp tim.
Dùng thảo dược Khổ Sâm giúp ổn định nhịp tim
Bên cạnh các biện pháp tây y kể trên, sử dụng thảo dược giúp ổn định nhịp tim, và phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch do cuồng nhĩ cũng được nhiều người lựa chọn. Khổ sâm là thảo dược tốt cho hệ tim mạch nổi tiếng với nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng hỗ trợ kiểm soát nhịp tim.
Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Dược Bắc Kinh trên người bệnh bị rối loạn nhịp tim nhanh cho thấy Khổ sâm có hiệu quả trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau bao gồm cả rung nhĩ, cuồng nhĩ. Công dụng này của Khổ sâm dựa hai hoạt chất sinh học chính matrine và oxymatrine trên cơ chế:
- Điều hòa nồng độ ion điện giải (canxi, kali, natri) tại tế bào cơ tim, giúp ổn định tính dẫn truyền điện tim.
- Giảm sự kích thích cơ tim.
- Thư giãn mạch máu, tăng cường máu đến tim, cải thiện việc cung cấp oxy đến các tế bào tim, giúp tim hoạt động tốt hơn.
Thảo dược Khổ sâm giúp hỗ trợ giảm tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực do cuồng nhĩ
Tác dụng này tương tự thuốc chẹn beta – nhóm thuốc chính điều trị rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu hiện nay. Chính vì vậy, các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Khổ sâm sẽ giúp giảm nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng cho người bị cuồng nhĩ hiệu quả sau 2-4 tháng sử dụng.
Vì vậy để hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim do cuồng nhĩ người bệnh bên cạnh áp dụng các cách điều trị kể trên thì có thể tham khảo áp dụng giải pháp hỗ trợ chứa thảo dược Khổ sâm để giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn.
Dược sĩ Đông Tây
Tài liệu tham khảo:
https://www.msdmanuals.com/en-jp/home/heart-and-blood-vessel-disorders/abnormal-heart-rhythms/atrial-fibrillation-and-atrial-flutter
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK540985/
https://www.msdmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/arrhythmias-and-conduction-disorders/atrial-flutter
https://en.wikipedia.org/wiki/Atrial_flutter
http://www.itmonline.org/arts/oxymatrine.htm
https://www.hindawi.com/journals/bmri/2017/4615727/
Bình luận