Parkinson là một trong số các bệnh thoái hóa thần kinh cuối đời phổ biến nhất, ảnh hưởng đến chủ yếu là những người trên 65 tuổi. Ước tính trên thế giới có tới khoảng 7 - 10 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào giúp chẩn đoán chắc chắc bệnh Parkinson. Ngay cả các chuyên gia thần kinh giàu kinh nghiệm về rối loạn vận động đôi khi cũng mắc phải một số sai lầm trong chẩn đoán, đặc biệt là với Parkinson ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng chưa thực sự rõ rệt. Điều này có thể dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh, khiến bệnh không những không thuyên giảm, mà còn ngày càng tăng nặng hơn, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Parkinson là một trong số các bệnh thoái hóa thần kinh cuối đời phổ biến nhất, ảnh hưởng đến chủ yếu là những người trên 65 tuổi. Ước tính trên thế giới có tới khoảng 7 - 10 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào giúp chẩn đoán chắc chắc bệnh Parkinson. Ngay cả các chuyên gia thần kinh giàu kinh nghiệm về rối loạn vận động đôi khi cũng mắc phải một số sai lầm trong chẩn đoán, đặc biệt là với Parkinson ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng chưa thực sự rõ rệt. Điều này có thể dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh, khiến bệnh không những không thuyên giảm, mà còn ngày càng tăng nặng hơn, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
 
Việc chẩn đoán sớm và chính xác Parkinson có ý nghĩa rất quan trọng, để giúp có được một phương pháp điều trị đúng, nhằm hạn chế triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời tiết kiệm được tiền bạc và thời gian quý giá cho người bệnh.
 
Dưới đây là 5 bước tiến hành để giúp chẩn đoán bệnh Parkinson:

Bước 1. Chẩn đoán Parkinson dựa trên các thông tin tổng quát

Để chẩn đoán bệnh Parkinson, bước đầu bác sĩ có thể khai thác các thông tin về tuổi tác hay tiền sử gia đình của bạn. Bệnh Parkinson thường có khởi phát trễ, với độ tuổi trung bình là khoảng 60. Mặc dù hiện nay độ tuổi khởi phát Parkinson đang ngày càng trẻ hóa, nhưng hiếm khi xuất hiện ở người dưới 40 tuổi. Khả năng mắc bệnh Parkinson của bạn cũng sẽ cao hơn khi trong gia đình có người thân bị bệnh.

Bước 2. Chẩn đoán qua các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson đặc trưng bởi 4 dấu hiệu chẩn đoán, đó là: run khi nghỉ, co cứng cơ, chậm vận động và rối loạn thăng bằng.
 
- Run khi nghỉ: 70% người bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu có các biểu hiện run. Đặc trưng của run trong bệnh Parkinson là run kiểu lắc vẫy, tăng khi nghỉ ngơi và giảm dần khi vận động. Run thường bắt đầu ở một bên của cơ thể sau đó lan ra cả 2 bên. Run khi nghỉ là triệu chứng điển hình giúp chẩn đoán phân biệt run do Parkinson so với run do các nguyên nhân khác.

- Co cứng cơ: là hiện tượng các cơ bắp bị cứng đờ, khiến người bệnh khó cử động, co duỗi tay chân nét mặt không biểu lộ cảm xúc (nét mặt tượng) và thường có một tư thế đặc biệt khi đứng là: đầu nghiêng, lưng gù và đầu gối hơi gập.
 

- Chậm vận động:Đây là một trong những triệu chứng điển hình khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất kỳ thay đổi tư thế nào như bước đi, quay người, quay đầu, buộc dây giày hay cài khuy,... người bệnh cũng thường làm với tốc độ chậm chạp. Thậm chí trong một số trường hợp đang di chuyển thì đột ngột bị dừng lại và đóng băng.

Co cứng cơ, chậm vận động là những dấu hiệu đặc trưng trong chẩn đoán bệnh Parkinson
Co cứng cơ, chậm vận động là những dấu hiệu đặc trưng trong chẩn đoán bệnh Parkinson
 
- Rối loạn thăng bằng: thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc phối hợp động tác và rất dễ bị té ngã.
 
Ngoài ra, người bệnh Parkinson còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như giọng nói, chữ viết nhỏ dần, trầm cảm, lũ lẫn, ảo giác, chậm nhận thức, rối loạn giấc ngủ…

Bước 3. Thực hiện các bài kiểm tra

Bệnh Parkinson không có sẵn những bài kiểm tra theo tiêu chuẩn vàng. Bác sĩ chỉ có thể nghi ngờ Parkinson dựa trên các triệu chứng bệnh nhân kể và dấu hiệu quan sát được sau một thời gian theo dõi bệnh. Để khai thác đầy đủ triệu chứng, thông thường bác sĩ sẽ có bộ câu hỏi riêng và một vài bài kiểm tra vật lý nhằm quan sát vận động. Người bệnh có thể được đếm ngược từ 10 về 1 và hướng dẫn thả lỏng tay nhằm quan sát triệu chứng run khi nghỉ đặc trưng.

Các bài kiểm tra nhỏ giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh Parkinson chính xác hơn
Các bài kiểm tra nhỏ giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh Parkinson chính xác hơn

Bước 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Parkinson

Hiện vẫn chưa có một xét nghiệm cụ thể nào có thể giúp chẩn đoán chắc chắn bệnh Parkinson. Tuy nhiên bác sĩ có thể cho bạn tiến hành một số xét nghiệm để nhằm loại trừ run do các nguyên nhân khác. Ví dụ xét nghiệm máu, nước tiểu để loại trừ các bệnh về tuyến giáp, rối chuyển loạn chuyển hóa hay mức độ bất thường của một số chất trong cơ thể. Hoặc kỹ thuật chụp cắt lớp não MRI giúp loại trừ các nguyên nhân khác như đột quỵ, khối u, tràn dịch màng não…

Bước 5. Chẩn đoán phân biệt Parkinson với các bệnh lý khác

Chỉ vì bạn xuất hiện triệu chứng run không có nghĩa là bạn bị bệnh Parkinson, tương tự như vậy không phải tất cả các trường hợp Parkinson đều xuất hiện triệu chứng run. Một số triệu chứng điển hình có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh Parkinson nhưng không phải trong trường hợp nào người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng này.
 
Bệnh Parkinson và run vô căn là hai bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm với nhau nhất, từ đó dẫn đến việc điều trị không hiệu quả khiến các triệu chứng của người bệnh ngày càng tăng nặng. Một số điểm đặc trưng có thể giúp phân biệt hai bệnh lý này đó là: Biểu hiện run trong bệnh run vô căn xảy ra khi vận động, thường có tần số lớn hơn (khoảng 5 - 12 Hz) và không có các bất thường về thần kinh khác. Trong khi đó run do Parkinson tăng khi nghỉ, với tần số chậm hơn (khảng 3 – 6 Hz) và thường có kèm theo nhiều dấu hiệu khác của rối loạn thần kinh. Để có được chẩn đoán chính xác nhất cần các bác sĩ có chuyên khoa sâu nhằm phán đoán từng trường hợp cụ thể qua rất nhiều các phương pháp chẩn đoán kết hợp.
 
Với hy vọng có thể chẩn đoán sớm và chính xác bệnh Parkinson, từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn, các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu để tìm ra một dấu ấn sinh học. Giống như người ta chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường nhờ đo được nồng độ glucose vậy. Hiện nay Quỹ nghiên cứu Parkinson phát triển Hoa Kỳ vẫn đang kêu gọi người bệnh tình nguyện ghi danh vào danh sách nghiên cứu. Tìm ra một dấu ấn sinh học sẽ mở ra một bước tiến mới không chỉ trong chẩn đoán bệnh mà còn giúp phát triển các nhằm phương pháp điều trị dứt điểm bệnh Parkinson và mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh.
Ds. Đông Tây
Theo nguồn: http://parkinsons.about.com
BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận