Nếu như với người trưởng thành, việc chung sống với bệnh tim đã không hề dễ dàng thì đối với trẻ em, điều này còn khó khăn gấp bội. May mắn là với những tiến bộ về y tế và khoa học kỹ thuật, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh tim có thể tiếp tục vui sống như bạn bè cùng trang lứa.
Nếu như với người trưởng thành, việc chung sống với bệnh tim đã không hề dễ dàng thì đối với trẻ em, điều này còn khó khăn gấp bội. May mắn là với những tiến bộ về y tế và khoa học kỹ thuật, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh tim có thể tiếp tục vui sống như bạn bè cùng trang lứa.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Trẻ vừa sinh ra đã mắc bệnh tim được gọi là bệnh tim bẩm sinh, thường là do các khuyết tật tim xuất hiện từ khi sinh. Trên thực tế, bệnh tim phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật cấu trúc tim với tỷ lệ mắc khoảng 8/1.000 trẻ. Khuyết tật cấu trúc tim thường liên quan đến một vấn đề khác ở cơ tim hoặc van tim, bao gồm:

- Bệnh van tim như hẹp van động mạch chủ, sa van hai lá.

- Khuyết tật các vách ngăn tim – “bức tường” ngăn cách các buồng tim trái và phải.

Bệnh tim bẩm sinh phát triển từ khi trẻ còn trong bào thai
Bệnh tim bẩm sinh phát triển từ khi trẻ còn trong bào thai

Ngoài khuyết tật cấu trúc tim, trẻ em cũng có thể bị các khuyết tật tim bẩm sinh khác, chẳng hạn:

- Hội chứng giảm sản tim trái (HLHS): vùng tim bên trái kém phát triển hơn so với bên còn lại.

- Có lỗ thủng ở tim, thường là ở thành ngăn cách giữa các buồng tim và giữa các mạch máu lớn bơm máu từ tim. Ví dụ: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch (PDA).

- Đa khuyết tật, ví dụ như tứ chứng Fallot là bệnh lý bao gồm 4 tổn thương giải phẫu: động mạch chủ “cưỡi ngựa” trên vách liên thất, thông liên thất, hẹp đường thoát thất phải và phì đại thất phải.

Dị tật tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Các phương pháp điều trị thường là phẫu thuật, đặt catheter động mạch phổi, thuốc men và thay tim trong trường hợp nặng. Một số trẻ bị dị tật tim bẩm sinh có thể phải theo dõi và điều trị suốt đời.

Xơ vữa động mạch ở trẻ em

Xơ vữa động mạch là thuật ngữ dùng để mô tả sự tích tụ mảng bám chất béo và cholesterol bên trong động mạch. Khi các mảng bám dày lên, động mạch sẽ bị cứng và hẹp dần, làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông và nhồi máu cơ tim. Đặc trưng của vữa động mạch là mất nhiều năm để hình thành nên căn bệnh này thường ít gặp ở trẻ em.

Tuy nhiên hiện nay, sự gia tăng của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì khiến trẻ em ngày nay phải đối mặt với nguy cơ cao hơn của bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tầm soát sớm bệnh cholesterol cao và tăng huyết áp ở những trẻ thừa cân/béo phì có tiền sử gia đình bị mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường. Điều trị xơ vữa động mạch ở trẻ em bao gồm thay đổi lối sống (tập thể dục và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh).

Rối loạn nhịp tim trẻ em

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập bất thường, có thể khiến cho việc bơm máu đi nuôi cơ thể kém hiệu quả hơn. Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau có thể xảy ra ở trẻ em, trong đó bao gồm:

- Rối loạn nhịp tim nhanh

- Rối loạn nhịp tim chậm

- Hội chứng QT kéo dài

- Hội chứng WPW (Wolff-Parkinson-White).

Các triệu chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ em bao gồm:

- Yếu

- Mệt mỏi

- Chóng mặt

- Ngất xỉu

- Trẻ ăn kém

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của trẻ.

Hội chứng Eisenmenger ở trẻ

Hội chứng Eisenmenger không phải là một bệnh tim cụ thể nhưng nó là dấu hiệu cho thấy có khiếm khuyết trong cấu trúc tim, thường là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch. Nó đặc trưng bới sự kết hợp của ba triệu chứng, bao gồm:

- Xanh tím: Da tái xanh hoặc xám do giảm oxy trong máu

- Tăng huyết áp động mạch phổi

- Đa hồng cầu: Tăng số lượng tế bào hồng cầu, từ đo tăng độ nhớt của máu và gây tăng áp lực cho tim, tăng huyết áp.

Hội chứng Eisenmenger cần phải được điều trị kịp thời

Hội chứng Eisenmenger cần phải được điều trị kịp thời

Hội chứng Eisenmenger thường phát triển trước khi trẻ đến tuổi dậy thì (dưới 16 tuổi), tuy nhiên nó cũng có thể phát triển ở tuổi thanh niên (sau 16 tuổi).

Về cơ bản, hội chứng Eisenmenger là một dấu hiệu cho thấy máu không được lưu thông đúng chiều theo vòng tuần hoàn của cơ thể. Nếu không điều trị, nó có thể gây ra các cục máu đông, đột quỵ và suy thận.

Điều trị hội chứng Eisenmenger bao gồm: Thuốc giảm huyết áp động mạch phổi, thở oxy. Với trẻ lớn, có thể chích máu tĩnh mạch để giảm số lượng hồng cầu, sau đó truyền chất lỏng để bù lại lượng máu bị mất.

Bệnh Kawasaki ảnh hưởng đến tim mạch ở 20% trẻ mắc bệnh

Đây là một căn bệnh hiếm gặp ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và có thể gây ra tình trạng viêm trong các mạch máu ở tay, chân, miệng, môi và cổ họng. Nó cũng gây sốt và sưng các hạch bạch huyết. Cho tới nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn còn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến tim và các mạch máu của 20% số trẻ em mắc bệnh.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), bệnh Kawasaki là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim ở trẻ em, ảnh hưởng tới khoảng 4.000 trẻ mỗi năm tại Mỹ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Điều trị bệnh Kawasaki tùy thuộc vào mức độ của bệnh, tuy nhiên cần điều trị kịp thời bằng tiêm tĩnh mạch gamma globulin giúp tăng cường miễn dịch, aspirin và corticosteroid để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Những trẻ mắc bệnh này thường phải theo dõi sức khỏe tim mạch suốt đời.

Viêm ngoài màng tim ở trẻ em

Tình trạng này xảy ra khi màng ngoài tim (túi mỏng/màng bao quanh tim) bị viêm hoặc nhiễm trùng. Khi đó, lượng chất lỏng giữa lớp màng với tim tăng lên, làm giảm khả năng bơm máu của tim. Viêm màng ngoài tim có thể xảy ra khi phẫu thuật chữa khuyết tật tim bẩm sinh hoặc do nhiễm trùng, chấn thương ngực hoặc rối loạn mô liên kết như trong bệnh lupus gây ra.

Điều trị viêm ngoài màng tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi mắc và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Thấp tim – bệnh tim thường gặp ở trẻ nhỏ

Nếu không được điều trị và có biện pháp dự phòng kịp thời sau khi bị viêm họng hoặc sốt phát ban do liên cầu khuẩn, trẻ có thể mắc phải bệnh thấp tim.

Thấp tim là bệnh nghiêm trọng, có thể làm hỏng vĩnh viễn van tim và cơ tim (viêm cơ tim). Bệnh thường gặp ở trẻ em độ tuổi từ 5 – 15, tuy nhiên triệu chứng của nó thường chỉ xuất hiện sau khi mắc bệnh từ 10 – 20 năm. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách điều trị viêm họng và dự phòng bằng thuốc kháng sinh.

Nhiễm virus và các bệnh tim mạch ở trẻ

Ngoài các bệnh bệnh đường hô hấp thông thường, virus có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Nhiễm virus có thể gây viêm cơ tim – tình trạng ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể của trái tim. Tim nhiễm virus là tình trạng rất hiếm khi xảy ra và ít biểu hiện triệu chứng. Triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với cảm cúm, bao gồm mệt mỏi, khó thở và khó chịu ở ngực.

Điều trị tim nhiễm virus gồm thuốc và các phương pháp điều trị triệu chứng của viêm cơ tim.

Nếu như bệnh tim bẩm sinh là không thể phòng tránh được, thì các bệnh lý tim mạch khác thường gặp ở trẻ em như thấp tim, tổn thương tim do virus… đều có thể dự phòng. Quan tâm đúng đến sức khỏe của trẻ để phòng ngừa và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch là điều quan trọng mà bố mẹ cần làm để con có cuộc sống vui khỏe và tương lai rạng ngời.

Nguồn tham khảo: http://www.healthline.com/
BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận