Phình động mạch chủ ngực là một căn bệnh nguy hiểm với số lượng người bệnh nhập viện ngày càng gia tăng, là một trong những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, đột tử. Cùng tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này trong bài viết sau.

Phình động mạch chủ ngực là gì?

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan khác. Phình động mạch chủ ngực là tình trạng một phần của động mạch chủ đi qua ngực, phía trên cơ hoành bị giãn nở bất thường, tạo thành một túi phình chứa đầy máu. Đường kính động mạch chủ ngực ≥ 50% bình thường được coi là phình động mạch (đường kính bình thường thay đổi theo vị trí).
Để điều trị hiệu quả, các bác sĩ cần phân loại chính xác loại phình động mạch chủ mà bệnh nhân đang mắc phải. Dựa trên vị trí và hình dạng của khối phình, người ta thường chia phình động mạch chủ ngực thành các loại sau:

Phân loại theo vị trí:

  • Phình đoạn cung động mạch chủ: Khối phình xuất hiện ở phần cong của động mạch chủ, nơi nó cung cấp máu cho đầu và tay.
  • Phình đoạn động mạch chủ ngực xuống: Khối phình xảy ra ở phần động mạch chủ đi xuống, cung cấp máu cho các cơ quan trong bụng.

Động mạch chủ ngực bị phình, tách.webp

Động mạch chủ ngực bị phình, tách

Phân loại theo hình dạng:

  • Phình dạng túi: Khối phình có hình dạng như một túi phồng ra một bên của động mạch chủ. 
  • Phình dạng ống: Khối phình làm cho toàn bộ đoạn động mạch chủ bị giãn nở đều.

Đây là những phân loại chung, trong thực tế có thể có các trường hợp phình động mạch chủ phức tạp hơn, yêu cầu các xét nghiệm và đánh giá chuyên sâu hơn.

Mức độ nguy hiểm của phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Nguy cơ chính của bệnh là vỡ động mạch chủ, gây chảy máu trong rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân là do động mạch chủ là mạch máu lớn nhất nên khi vỡ, lượng máu mất đi rất lớn, gây sốc và suy các cơ quan. Ngoài ra vị trí của khối phình động mạch chủ ngực nằm sâu trong lồng ngực, việc phẫu thuật để sửa chữa rất phức tạp và nguy hiểm. 

Mức độ nguy hiểm của phình động mạch chủ ngực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Kích thước của khối phình: Khối phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao.
  • Tốc độ phát triển của khối phình: Khối phình phát triển nhanh thường có nguy cơ vỡ cao hơn.
  • Vị trí của khối phình: Phình ở đoạn cung động mạch chủ thường nguy hiểm hơn so với phình ở đoạn ngực xuống.
  • Các bệnh lý kèm theo: Các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh van tim... làm tăng nguy cơ vỡ phình.
  • Tuổi tác và giới tính: Người cao tuổi và nam giới có nguy cơ cao hơn.

Hình ảnh phình động mạch chủ ngực trên cắt lớp vi tính.webp

Hình ảnh phình động mạch chủ ngực trên cắt lớp vi tính

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc chẩn đoán gặp khó khăn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Vỡ động mạch chủ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, gây chảy máu ồ ạt vào khoang màng phổi, trung thất hoặc khoang phúc mạc, dẫn đến sốc mất máu và tử vong nhanh chóng.
  • Bóc tách động mạch chủ: Các lớp thành động mạch chủ tách rời nhau, gây ra đau ngực dữ dội, khó thở, huyết áp không ổn định.
  • Chèn ép các cơ quan lân cận: Khối phình lớn có thể chèn ép khí quản, thực quản, dây thần kinh thanh quản, gây ra các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, khàn tiếng.

Triệu chứng của phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi khối phình lớn dần hoặc gây ra các biến chứng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau ngực: Cảm giác đau tức, nặng ngực, có thể lan ra cánh tay, vai hoặc lưng hoặc đau lan lên cổ, hàm.
  • Khó thở: Do khối phình chèn ép vào khí quản hoặc phế quản.
  • Ho khan: Ho dai dẳng, không có đờm.
  • Khàn tiếng: Do khối phình chèn ép dây thần kinh thanh quản.
  • Khó nuốt: Do khối phình chèn ép thực quản.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.
  • Đổ mồ hôi trộm: Đặc biệt khi hoạt động.

ITK-2112-11.jpg

Đau ngực dữ dội là triệu chứng tim mạch điển hình

Các triệu chứng khi phình động mạch chủ vỡ:

  • Đau ngực dữ dội: Đau đột ngột, lan rộng ra lưng, có thể là cơn đau tệ nhất mà người bệnh từng trải qua.
  • Hạ huyết áp: Huyết áp giảm đột ngột, mạch nhanh.
  • Chóng mặt, ngất xỉu: Do não không được cung cấp đủ máu.
  • Khó thở nghiêm trọng: Do chảy máu vào khoang màng phổi.

Các triệu chứng trên có thể không đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đau thắt ngực, viêm phổi, trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất. 

Cách giảm thiểu nguy cơ bị phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là một căn bệnh nghiêm trọng, việc phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Có một số bệnh nền và yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới phình động mạch chủ ngực mà bạn cần kiểm soát như:

  • Tăng huyết áp: Duy trì huyết áp ở mức ổn định bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
  • Xơ vữa động mạch: Kiểm soát cholesterol trong máu bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và sử dụng thuốc hạ mỡ máu nếu cần.
  • Hút thuốc: Bỏ thuốc lá hoàn toàn là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả phình động mạch chủ.
  • Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết bằng cách tuân thủ chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc theo chỉ định.

Thực hiện chế độ ăn là lối sống khoa học

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh dành cho người có bệnh tim mạch như:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ tim mạch.
  • Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol: Tìm thấy nhiều trong thịt đỏ, đồ ăn nhanh, các sản phẩm từ sữa nguyên kem.
  • Ăn cá thường xuyên: Các axit béo omega-3 có trong cá giúp giảm viêm và bảo vệ tim mạch.
  • Hạn chế muối: Giúp kiểm soát huyết áp.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội... giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
  • Kiểm tra huyết áp, đường huyết, cholesterol: Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.
  • Siêu âm động mạch: Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.
  • Điều trị tốt các bệnh nền như bệnh van tim, rối loạn lipid máu để giảm nguy cơ phình động mạch chủ.

Dùng thảo dược hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tim mạch do phình động mạch chủ ngực

Bên cạnh các phương pháp trên, chuyên gia khuyến cáo người bệnh tim mạch muốn phòng ngừa phình động mạch chủ ngực nên dùng thêm sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức khỏe trái tim đã được nghiên cứu lâm sàng. 
Nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến sản phẩm thảo dược có thành phần chính là Đan sâm - loại dược liệu được tướng Tào Tháo thời Tam quốc sử dụng để hỗ trợ giảm cơn đau ngực, kết hợp với Hoàng đằng, cao Natto. Sản phẩm đã được ứng dụng công nghệ lượng tử, được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch, suy tim tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, uy tín hơn 15 năm trên thị trường và là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh tim mạch hiện nay. 

AE-0511-21.jpg

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thành phần chính là Đan sâm

>>> Xem thêm: Ích Tâm Khang - Công bố kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng 2024

Theo khảo sát của VNEconomy, đã có gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm và đánh giá đây là sản phẩm được tin dùng số 1 trong dòng sản phẩm hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim tại Việt Nam. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo sử dụng sản phẩm để hỗ trợ tăng cường chức năng tim, cải thiện bệnh suy tim và giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ tốt hơn bạn nhé. 
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh tim mạch, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận