Các cách phòng ngừa suy tim hiệu quả bạn cần biết
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây suy tim
Có một số yếu tố nguy cơ cao gây suy tim như bệnh mạch vành, bệnh van tim, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, béo phì, tuổi tác, tiền sử gia đình…
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc suy tim, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi hiệu quả hơn. Với các bệnh lý tim mạch gây suy tim kể trên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần kiểm soát bệnh bằng cách:
- Dùng thuốc tây điều trị đều đặn, không được bỏ thuốc, ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Phản hồi ngay với bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ của thuốc để được kiểm soát kịp thời và thay thế thuốc tây nếu cần thiết.
- Phẫu thuật tim nếu có chỉ định. Với người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim thì có thể sẽ cần phải đặt stent, làm thủ thuật bắc cầu mạch vành; với người bệnh van tim có thể phải thay/sửa van tim; với người bệnh bị rối loạn nhịp tim có thể sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim… Trước khi phẫu thuật bạn sẽ được phân tích, đánh giá các yếu tố rủi ro, hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các thủ thuật trên.
- Đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm tra, đánh giá sức khỏe thường xuyên cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây suy tim
Phòng ngừa suy tim bằng chế độ ăn
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh suy tim. Một chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện tình trạng bệnh cho những người đã mắc bệnh.
Những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn phòng ngừa suy tim bao gồm:
- Hạn chế muối (natri): Muối làm tăng huyết áp và giữ nước trong cơ thể, gây áp lực lên tim. Vì thế bạn nên hạn chế đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, nước chấm, tương, mắm, các loại hạt đã muối, bánh mì, bánh quy mặn. có thể thay thế bằng các loại gia vị tự nhiên như tiêu, ớt, rau thơm.
- Kiểm soát lượng chất lỏng: Lượng nước cần thiết tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nói chung, nên uống đủ nước để cơ thể hoạt động tốt, nhưng không nên uống quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Hạn chế chất béo: Chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans fat, làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Thực phẩm cần hạn chế gồm thịt mỡ, da gà, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán. Nên thay thế bằng cá, thịt nạc, các loại đậu, dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành).
- Tăng cường kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, hỗ trợ chức năng tim. Các thực phẩm giàu kali bạn nên ăn là chuối, bơ, khoai tây, cà chua, rau lá xanh đậm.
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol và cải thiện tiêu hóa. Các thực phẩm giàu chất xơ bạn nên bổ sung là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, các loại đậu.
Mỗi người có một tình trạng sức khỏe khác nhau, vì vậy hãy điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp nhất với cơ thể của bạn nhé.
Nên ăn theo một chế độ ăn khoa học để giúp phòng ngừa suy tim
Tập luyện thể dục giúp phòng ngừa suy tim
Các bài tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm huyết áp và cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Lợi ích của việc tập luyện đối với tim:
- Tăng cường cơ tim: Tập luyện giúp cơ tim khỏe mạnh hơn, bơm máu hiệu quả hơn.
- Giảm huyết áp: Hoạt động thể lực giúp mạch máu giãn nở, giảm áp lực lên tim.
- Cải thiện cholesterol: Tập luyện giúp tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDL (cholesterol xấu).
- Giảm cân: Giảm cân giúp giảm gánh nặng lên tim và các mạch máu.
- Giảm căng thẳng: Tập luyện giúp giảm căng thẳng, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Các bài tập phù hợp mà bạn nên lựa chọn bao gồm:
- Bài tập aerobic: Đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe... Các bài tập này giúp tăng nhịp tim và hô hấp, tăng cường sức bền tim mạch.
- Bài tập sức mạnh: Tập tạ, tập với dây kháng lực... giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ khớp.
- Yoga, Pilates: Giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng.
Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức bền tim mạch
Theo lời khuyên của chuyên gia thì bạn nên bắt đầu với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, nếu cảm thấy đau nhói, khó thở, nên dừng lại và nghỉ ngơi đồng thời nên bù nước đầy đủ trước, trong và sau khi tập.
Dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa suy tim
Bên cạnh các phương pháp trên, chuyên gia khuyến cáo bạn nên dùng thêm sản phẩm thảo dược chuyên biệt giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tim mạch, giúp hỗ trợ phòng ngừa suy tim đã được nghiên cứu lâm sàng.
Nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến sản phẩm thảo dược có thành phần chính là Đan sâm - loại dược liệu được tướng Tào Tháo thời Tam quốc sử dụng để hỗ trợ giảm cơn đau ngực, kết hợp với Hoàng đằng, cao Natto. Sản phẩm đã được ứng dụng công nghệ lượng tử, được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, uy tín hơn 15 năm trên thị trường và là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh tim mạch hiện nay.
Sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thành phần chính là Đan sâm
Theo khảo sát của VNEconomy, đã có gần 98% người dùng đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm và đánh giá đây là sản phẩm được tin dùng số 1 trong dòng sản phẩm hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, phù nề, giúp cải thiện bệnh tim mạch, suy tim tại Việt Nam. Mới đây sản phẩm cũng được nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu mạnh quốc gia 2024 nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo sử dụng sản phẩm để hỗ trợ tăng cường chức năng tim, cải thiện bệnh suy tim và giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ tốt hơn bạn nhé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh tim mạch, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận