4 bước giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim hiệu quả
Tuân thủ điều trị bằng thuốc tây
Dùng thuốc trong điều trị thiếu máu cơ tim sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị thiếu máu cơ tim:
- Nhóm nitrat: Tác dụng giãn nở mạch máu, giảm đau thắt ngực và cải thiện lưu lượng máu đến tim. Ví dụ: Nitroglycerin (dưới dạng viên ngậm, xịt hoặc dán).
- Nhóm chẹn beta: Giảm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của tim. Ví dụ: Atenolol, Metoprolol.
- Nhóm chẹn kênh calci: Giãn mạch máu, giảm huyết áp và giảm gánh nặng cho tim. Ví dụ: Amlodipine, Nifedipine.
- Thuốc kháng tiểu cầu: Ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ví dụ: Aspirin, Clopidogrel.
- Thuốc statin: Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Ví dụ: Atorvastatin, Simvastatin.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors): Giãn mạch máu, giảm huyết áp và bảo vệ tim. Ví dụ: Enalapril, Lisinopril.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs): Có tác dụng tương tự như ACE inhibitors. Ví dụ: Losartan, Valsartan.
Người bệnh thiếu máu cơ tim cần dùng thuốc thường xuyên theo chỉ định
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc khác như:
- Thuốc lợi tiểu: Giảm phù nề và hạ huyết áp.
- Thuốc chống đau thắt ngực: Giảm đau và khó chịu ở ngực.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trong điều trị thiếu máu cơ tim bạn cần ghi lại ngay bao gồm:
- Việc lựa chọn thuốc và liều lượng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng quát, các bệnh kèm theo và đáp ứng của bệnh nhân với thuốc.
- Không tự ý sử dụng thuốc: Luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Các tác dụng phụ: Mỗi loại thuốc đều có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh thiếu máu cơ tim và cải thiện sức khỏe tim mạch. Dưới đây là những gợi ý về chế độ ăn phù hợp:
Những thực phẩm bạn nên ăn:
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ tim mạch. Nên ưu tiên các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi.
- Cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu... chứa nhiều omega-3, giúp giảm viêm, giảm triglyceride và ngăn ngừa cục máu đông.
- Hạt và đậu: Cung cấp chất xơ, protein và các chất chống oxy hóa.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, lúa mạch... cung cấp chất xơ, vitamin B và các khoáng chất.
- Các sản phẩm từ sữa ít béo: Cung cấp canxi và vitamin D tốt cho xương và tim mạch.
Thực phẩm tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim cần bổ sung hằng ngày
Những thực phẩm người bệnh nên hạn chế ví dụ như:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và chất bảo quản, không tốt cho tim mạch.
- Thịt đỏ: Hạn chế thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến sẵn vì chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Đồ ăn nhanh: Chứa nhiều chất béo, đường và muối, gây tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Đồ uống có ga: Chứa nhiều đường, gây tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Rượu bia: Nên hạn chế hoặc không uống rượu bia.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến một số nguyên tắc trong chế độ ăn như lượng rau xanh, trái cây nên chiếm ít nhất một nửa đĩa ăn; nên chọn thịt nạc như thịt gà không da, cá; dùng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành; hạn chế muối và nêm nếm vừa phải; uống ít nhất 2 lít nước/ngày; ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ít bữa lớn…
Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện thiếu máu cơ tim hiệu quả hơn
Lối sống và tập luyện khoa học
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bạn nên tập luyện đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần; nên chọn bài tập phù hợp, nhẹ nhàng tốt cho tim mạch như đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe; cường độ tập luyện nên được tăng cường dần dần, bắt đầu với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian; lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy đau ngực, khó thở, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Ngoài ra còn một số lưu ý khác về lối sống mà bạn cần biết như:
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và làm trầm trọng thêm bệnh tim.
- Hạn chế rượu bia: Rượu bia làm tăng huyết áp và gây hại cho gan.
- Giảm căng thẳng: Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc...
- Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch.
- Khám sức khỏe định kỳ: Để theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.
Dùng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu cơ tim
Dùng thêm sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa biến chứng là các được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian với hoạt chất chính là Dihydroquercetin (Taxifolin). Đây là hoạt chất đã được viện Hàn lâm khoa học Nga nghiên cứu chứng minh có nhiều tác dụng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim hiệu quả như:
- Giúp phục hồi và cải thiện tuần hoàn vi mạch vành, giúp tăng cường lưu thông máu đến tim toàn diện hơn.
- Giúp ức chế quá trình xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, phòng ngừa nguy cơ huyết khối, làm giảm mức độ tắc hẹp mạch vành.
Sản phẩm chứa chiết xuất Thông Dahurian giúp cải thiện bệnh mạch vành hiệu quả
Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ lượng tử, an toàn, lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để hỗ trợ cải thiện bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim hiệu quả hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận