Hơn 10% bệnh nhân nhồi máu cơ tim được chẩn đoán tiểu đường. Đường huyết tăng cao dẫn đến hội chứng suy tim cấp, tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh tim mạch

Đái tháo đường ít được chẩn đoán ở người bệnh tim mạch

Đái tháo đường (ĐTĐ) làm tăng tần suất xuất hiện các cơn đau tim, tuy nhiên theo một nghiên cứu được công bố tại Hội thảo nghiên cứu khoa học Sessinons 2014 – Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy: Hơn 10% người bệnh tim mạch xuất hiện các cơn đau tim có thể bị ĐTĐ nhưng không được chẩn đoán.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 24 bệnh viện ở Mỹ, với 2.854 bệnh nhân đau tim nhưng không được chẩn đoán ĐTĐ. Họ đã kiểm tra lại các xét nghiệm chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c của toàn bộ số bệnh nhân đã thu thập và kết quả cho thấy có 287 / 2.854 người bệnh bị mắc ĐTĐ. Nhưng chỉ có 89 người trong số họ được điều trị bệnh ĐTĐ và sau 6 tháng xuất viện có thêm 13 người được chẩn đoán mắc bệnh này.
dai-thao-duong-tang-tan-suat-xuat-hien-con-dau-tim

Đái tháo đường tăng tần suất xuất hiện cơn đau tim

Suzanne V. Arnold, MD, MHA – tác giả nghiên cứu cho biết: Phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ có thể ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch. Đối với những người bệnh đã xuất hiện các cơn đau tim cần được kiểm tra về bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những đối tượng nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, thừa cân, lười vận động, huyết áp cao. Còn với những người bệnh đã được chẩn đoán ĐTĐ, cần có chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, duy trì cân nặng, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và nên tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh ĐTĐ sẽ giúp kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ.

Hội chứng suy tim cấp do đái tháo đường - nguy cơ tử vong cao

Đường huyết tăng cao kéo dài gây ra các biến chứng trên tim, mắt, thận, não, tăng nguy cơ tử vong trên người bệnh. Theo các thống kê, có khoảng 60% người bệnh ĐTĐ tử vong vì biến chứng tim mạch, nguyên nhân chủ yếu là do hội chứng suy tim cấp.

Các nhà khoa học từ Viện khoa học lâm sàng Evaluative (ICES), Trung tâm tim mạch Peter Munk đại học Health Network và Đại học Toronto – Canada đã tiến hành nghiên cứu tỉ lệ nhập viện, tử vong do hội chứng suy tim cấp và ảnh hưởng của nồng độ glucose trong máu.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồ sơ của 16.524 bệnh nhân độ tuổi từ 70 – 85 có hội chứng suy tim cấp từ năm 2004 – 2007. Đồng thời kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày trong 1 tháng. Kết quả cho thấy: So với nhóm chứng có chỉ số đường huyết bình thường, nhóm có chỉ số đường huyết trên 6,1 mmol/l tăng 60% nguy cơ mắc ĐTĐ và tăng 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Nhóm có chỉ số đường huyết trên 11 mmol/l tăng 48% nguy cơ mắc suy tim và tăng 61% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
hoi-chung-suy-tim-tang-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-o-nguoi-benh

Hội chứng suy tim tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở người bệnh

Tiến sĩ Lee – người tham gia nghiên cứu cho rằng: Xác định nồng độ đường huyết ở tất cả bệnh nhân cấp cứu do hội chứng suy tim cấp giúp các bác sĩ nhanh chóng tiên lượng, đánh giá được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả.

PGS.TS y khoa Douglas Lee – người đứng đầu nghiên cứu cũng cho biết: Hội chứng suy tim cấp làm tăng nguy cơ tiến triển ĐTĐ dẫn đến tăng tỉ lệ nhập viện và tử vong sớm ở người bệnh. Do vậy, những người bệnh chưa được chẩn đoán ĐTĐ những có chỉ số đường huyết > 6,1 mmol/l cần được kiểm tra, theo dõi về bệnh ĐTĐ trước và sau khi xuất viện.

Tiểu đường làm nặng hơn tình trạng bệnh lý tim mạch và hậu quả cuối cùng là hội chứng suy tim cấp. Do vậy, người bệnh tim mạch cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát tốt đường huyết, sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm nguy cơ tử vong sớm.

 

Trích nguồn:
http://www.sciencedaily.com/
http://www.diabetes.co.uk/
http://www.medicalnewstoday.com/

Bình luận