Hệ tiêu hóa non nớt khiến trẻ dễ gặp các vấn đề biếng ăn, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng… ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển sau này. Vậy đâu là nguyên nhân gây tiêu hóa kém và làm thế nào để cải thiện hiệu quả cho bé? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Hiểu đúng về tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ

Tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng bé không hấp thụ được đầy đủ những dưỡng chất từ nguồn thực phẩm được đưa vào cơ thể. Đây là vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ dễ gặp các bệnh lý nguy hiểm, thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới chậm lớn, thấp còi, thiếu máu thiếu sắt…    

Tiêu hóa kém dễ khiến trẻ gặp các bệnh lý nghiêm trọng

Nguyên nhân gây tiêu hóa kém ở trẻ

Nắm được căn nguyên gây tiêu hóa kém ở trẻ giúp cha mẹ có các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho bé. Sau đây là những nguyên nhân chính mà bạn cần chú ý:

Thiếu hụt các enzym tiêu hóa 

Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng như một chất xúc tác, giúp phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn cho cơ thể. Enzym tiêu hóa được cơ thể sản sinh từ các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến bài tiết ở dạ dày và ruột non. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dẫn tới việc sản xuất enzym tiêu hóa không đầy đủ và ổn định. Điều này khiến trẻ khó tiêu, hay bị đầy hơi, chướng bụng và gặp phải các rối loạn tiêu hóa khác.

Thời điểm cho ăn chưa hợp lý

Việc cho bé ăn bổ sung các thực phẩm ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau quá sớm là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu hóa kém ở trẻ. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện để xử lý các thức ăn ngoài sữa mẹ, có thể dẫn tới tổn thương và rối loạn tiêu hóa. 

Cho bé ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân gây tiêu hóa kém

Thói quen vệ sinh kém

Thói quen mút tay, cho bất kỳ đồ vật nào vào miệng, lăn lê trên nền đất, chơi cùng thú cưng… khiến các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây suy yếu hệ tiêu hóa, gây hiện tượng đau bụng, tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường ruột. Việc không vệ sinh kém này còn hạn chế khả năng chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể.  

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Các loại thuốc tân dược tuy có hiệu quả điều trị bệnh nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu tới hệ tiêu hóa và hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Đơn cử như việc sử dụng kháng sinh, tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng đồng thời cũng làm giảm số lượng lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Sự mất cân bằng vi sinh này dễ dẫn tới những rối loạn tiêu hóa, gây giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Dấu hiệu trẻ tiêu hóa kém

Nhận biết sớm các dấu hiệu tiêu hóa kém sau đây sẽ giúp cha mẹ có biện pháp kịp thời can thiệp và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ:

  • Tiêu chảy: Bé đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân lẫn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết
  • Táo bón: Bé khó đi ngoài, đi phân cứng, lượng phân ít
  • Đầy hơi, chướng bụng: Bụng căng tức, khó chịu sau khi ăn
  • Chán ăn, bỏ ăn: Trẻ tiêu hóa kém thường không có cảm giác ngon miệng, có thể từ chối ăn hoặc ăn rất ít. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ thường thấp còi, chậm tăng cân và tăng trưởng chiều cao so với các bạn đồng trang lứa.

Táo bón là một trong những dấu hiệu tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ

Giải pháp khắc phục tiêu hóa kém cho trẻ theo chuyên gia Dinh dưỡng

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng cho sự phát triển của trẻ. Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia Dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện các biện pháp sau:

Điều chỉnh chế độ ăn

Một chế độ ăn cân bằng, với các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ, có thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn. Cha mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm như sữa chua, khoai lang, quả bơ, các loại rau họ cải… và uống đủ nước mỗi ngày. Song song với đó, cha mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ.

Khoai lang tốt cho trẻ bị tiêu hóa kém

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 

Ngoài việc chọn loại thức ăn, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý về nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm. Chỉ nên cho bé sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc và được bảo quản đúng cách. Trước khi chế biến rau quả nên ngâm rửa kỹ. Rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không để trẻ giữ thói quen mút tay, cho đồ vật vào miệng… 

Bổ sung lợi khuẩn giúp bé tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu

Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn, để củng cố hệ tiêu hóa của trẻ, các chuyên gia Dinh dưỡng cũng khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung cho con sản phẩm kết hợp giữa vitamin D3 và lợi khuẩn. Đây là hai thành phần đóng vai trò quan trọng cho quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất và phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. 

Sản phẩm nhỏ giọt kết hợp giữa Vitamin D3 và lợi khuẩn - hỗ trợ bổ sung vitamin D3, lợi khuẩn Bacillus clausii và ImmunePath-IP hỗ trợ tăng đề kháng. Sản phẩm dùng cho trẻ em có nhu cầu bổ sung Vitamin D3 và tăng cường sức đề kháng.

Sản phẩm nhỏ giọt kết hợp vitamin D3 và lợi khuẩn hỗ trợ tăng sức đề kháng

Khuyến khích trẻ tăng hoạt động thể chất

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện quá trình tiêu hóa, hấp thu. Từ đó, giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn.  

Tẩy giun định kỳ cho trẻ

Tẩy giun định kỳ cho trẻ không chỉ giúp ngừa giun, sán mà còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng tiêu hóa kém cho bé. Bởi khi nhiễm giun, sán, chúng sẽ sống trong cơ thể trẻ, cạnh tranh hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, cản trở sự phát triển của bé.

Tiêu hóa kém ở trẻ là vấn đề không hề đơn giản, tuy nhiên với những giải pháp từ chuyên gia, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con cải thiện tình trạng này. Sản phẩm nhỏ giọt kết hợp vitamin D3 và lợi khuẩn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp con tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc về vấn đề chăm sóc con, đừng ngần ngại gửi câu hỏi cho chúng tôi bạn nhé!

Bình luận