5 ghi nhớ về rối loạn thần kinh thực vật bạn bắt buộc phải thuộc
Hệ thống thần kinh thực vật có vai trò kiểm soát các hoạt động diễn ra không theo ý muốn chủ quan của chúng ta, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp, bài tiết, tiêu hóa, tình dục…
Rối loạn thần kinh là bệnh gì?
Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra do sự mất cân bằng chức năng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hoặc hiểu đơn giản là do các dây thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan mà hệ thần kinh này chi phối bị hư hỏng. Tình trạng này có thể nhẹ nhàng, tự hết hoặc nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Khi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật, người bệnh có thể chỉ bị ảnh hưởng ở một hoặc thậm chí là toàn bộ các cơ quan. Đôi khi đây chỉ là triệu chứng tạm thời, nhanh chóng qua đi hoặc có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu loại bỏ được nguyên nhân gây run. Với những người mắc các bệnh mạn tính toàn thân, hoặc rối loạn đã diễn ra trong thời gian dài, thì các triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật đã được xác định. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân chính:
-
Rối loạn thực vật gia đình (hội chứng Riley - Day) có khả năng di truyền.
-
Rối loạn vận động trong bệnh teo hệ thống (hội chứng Shy - Drager)
-
Bệnh hoặc hội chứng Parkinson
Các nguyên nhân thứ phát thường gặp
-
Các bệnh mạn tính tự miễn như nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…
-
Người bị tiền tiểu đường hoặc mắc bệnh tiểu đường
-
Người bị HIV
-
Chấn thương sọ não, phẫu thuật
-
Tổn thương não do mang thai, ngạt chu sinh, nhiễm virus, viêm màng não…
-
Độc tố do nghiện rượu, sử dụng chất kích thích, tiếp xúc môi trường độc hại, ngộ độc kim loại nặng
-
Tác dụng phụ của một số thuốc hóa trị ung thư, thuốc kháng cholinergic...
Tùy thuộc vào dây thần kinh chi phối hoạt động của cơ quan nào bị ảnh hưởng mà người bệnh có thể gặp phải rất nhiều các triệu chứng không giống nhau. Bạn có thể gặp một trong tất cả các triệu chứng sau:
-
Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên, còn gọi là hiện tượng hạ huyết áp tư thế
-
Nhịp tim tăng kể cả khi không tập thể dục
-
Đổ mồ hôi bất thường, có thể là quá nhiều hoặc quá ít
-
Khó tiêu hóa, chẳng hạn như chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt…
-
Khó khăn khi đi tiểu, tiểu són, tiểu dắt…
-
Giảm khả năng quan hệ tình dục ở nam giới (khó xuất tinh); khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái ở nữ giới
-
Giảm thị lực hoặc giảm nhạy cảm với ánh sáng
-
Cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay, cánh tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể
-
Rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch ngoài da...
-
Thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có người bệnh còn cảm giác không sống nổi, như sắp chết
-
Khó thở, hụt hơi… đặc biệt khi thời tiết thay đổi
-
Rối loạn vận mạch gây đau đầu, rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ
Ngoài các triệu chứng thường gặp kể trên, thì run rẩy tay chân, giọng nói run run hoặc run toàn thân cũng khá phổ biến ở người bị rối loạn thần kinh thực vật. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến ở người trẻ tuổi.
5 điều cần biết khi bị rối loạn thần kinh thực vật
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian mắc bệnh
Rối loạn thần kinh thực vật có thể nguy hiểm hoặc là không. Mức độ nghiêm trọng nhất bệnh có thể dẫn tới cơn ngừng tim đột ngột dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Với những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật do các bệnh mạn tính, do tổn thương, chấn thương não, hoặc những người đã mắc bệnh lâu năm, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ cao hơn. Mặt khác những ảnh hưởng nặng nề khi bị rối loạn sẽ đè nặng lên tâm lý của người bệnh, khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu thái quá, sức khỏe suy giảm, từ đó cũng làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Rối loạn thần kinh thực vật có thể tự khỏi
Nếu rối loạn thần kinh thực vật do suy nhược cơ thể, do stress hoặc do tác dụng phụ của thuốc… khi loại bỏ được các nguyên nhân này, bệnh có thể tự hết.
Còn hầu hết các nguyên nhân khác bệnh vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị là giúp làm giảm triệu chứng bệnh, hạn chế ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Có nên đi khám khi bị rối loạn thần kinh thực vật
Bạn cần thiết phải đi khám bị phát hiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật.Bởi thông qua việc thăm khám, hỏi tiền sử, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Chữa rối loạn thần kinh thực vật ở đâu
Để điều trị bệnh, bạn có thể đến các chuyên khoa Nội thần kinh của tất cả bệnh viện Đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên, hoặc thăm khám giáo sư nếu có điều kiện. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn (nếu có), bạn cũng cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi đáp ứng điều trị, từ đó có sự điều chỉnh đơn thuốc sao cho phù hợp.
Đông y có thể chữa khỏi rối loạn thần kinh thực vật
Cả Tây và Đông y có thể chữa khỏi rối loạn thần kinh thơ]cj vật hay không đều phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như đã đề cập phía trên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, chúng ta không nên quá phân biệt điều trị bằng tây hoặc đông y. Bởi lẽ mỗi phương pháp đều có thế mạnh, điểm yếu. Nếu bạn biết tận dụng điều này, kết hợp cả Tây và Đông y trong việc điều trị, có thể bệnh rối loạn thần kinh thực vật sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Đông y có nhiều phương pháp, chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp hoặc sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị.
Theo nguyên lý của Đông y, với các bệnh mạn tính như rối loạn thần kinh thực vật, việc điều trị không thể nóng vội ngày một ngày hai mà cần có thời gian để giúp cơ thể tự cân bằng và thiết lập lại rối loạn.
Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ có cơ sở đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Điều này lý giải vì sao khi cùng bị rối loạn thần kinh thực vật, có người phải dùng thuốc, có người thì không.
Bình luận