Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp cho cơ tim bị suy giảm. Thống kê cho thấy tới 40% các ca tử vong liên quan đến tim mạch bắt đầu từ căn bệnh này. Bằng cách hiểu rõ bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nắm chắc phương pháp điều trị, bạn sẽ giảm tối đa nguy cơ tử vong cho mình.

Thiếu máu cơ tim gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm

Thiếu máu cơ tim gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm

Giải đáp bị thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, hay loạn nhịp tim. Bệnh không những ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa sức khỏe lâu dài của người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm do thiếu máu cơ tim gây ra

Nhồi máu cơ tim: Đây là biến chứng thường gặp và gây hậu quả nặng nề nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra do mảng xơ vữa bị nứt vỡ làm hình thành cục máu đông gây bít tắc hệ thống mạch vành. Khi này cơ tim không được cấp máu sẽ có thể bị chết đi và đe dọa tính mạng người bệnh.

Ghi nhận tại bệnh viện cho thấy, có hơn 50% người bệnh nhồi máu cơ tim cấp tử vong trong 1 giờ đầu trước khi được đưa đến bệnh viện. Trường hợp người bệnh người bệnh nhồi máu cơ tim có kèm chấn thương thì dù có được đưa vào viện kịp thời, tỷ lệ tử vong vẫn lên tới 90%. 

Vì vậy, các chuyên gia Tim mạch luôn khuyến cáo: Nếu người bệnh gặp cơn đau thắt ngực kéo dài trên 20 phút, cần nghĩ ngay đến nhồi máu cơ tim và nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất.

Suy tim: Biến chứng này sẽ xảy ra khi tim bị thiếu máu nuôi dưỡng một thời gian dài. Khi này cơ tim sẽ suy yếu, giảm khả năng tống máu đi nuôi các cơ quan khác. 

Suy tim không đe dọa tính mạng người bệnh ngay lập tức như nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên biến chứng này làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn thường xuyên thấy khó thở, ho khan, mệt mỏi khi vận động mạnh hoặc hoạt động bình thường cũng nhanh cảm thấy mệt thì hãy lưu ý. Bởi đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh suy tim.

Suy tim là biến chứng nguy hiểm thường thấy ở người bệnh thiếu máu cơ tim

Suy tim là biến chứng nguy hiểm thường thấy ở người bệnh thiếu máu cơ tim

Rối loạn nhịp tim: Tim bị thiếu máu nuôi dưỡng lâu dài cũng sẽ xuất hiện các nhịp đập bất thường. Trong đó nguy hiểm nhất là rung thất bởi có thể khiến tim bị ngừng đập đột ngột. Một số triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim mà bạn cần cảnh giác là thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh…

Ảnh hưởng của thiếu máu cơ tim tới cuộc sống hàng ngày

Không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thiếu máu cơ tim còn ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt tới đời sống của người bệnh, cả về thể chất và tinh thần.

  • Về thể chất: Người bệnh thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi, đau ngực, khó thở nên không thể mang vác vật nặng, đi bộ đường dài hay leo nhiều tầng cầu thang như trước. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc bị đảo lộn. Thậm chí ở những người bị thiếu máu cơ tim nặng, những việc đơn giản như đi bộ vài bước, vệ sinh cá nhân, đi chợ… cũng trở nên khó thực hiện hơn. Người bệnh phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của con cái, người thân.
  • Về tinh thần: Người bệnh luôn cảm thấy mình đang là gánh nặng của người khác, không còn tự tin để tham gia các hoạt động giao lưu bạn bè, không dám làm điều mình thích, cảm thấy bản thân bị mất tự do, lúc nào cũng phải phụ thuộc vào thuốc men. Nhiều người còn chia sẻ rằng, họ thường xuyên lo sợ rằng bản thân sẽ bị nhồi máu cơ tim, tử vong bất cứ lúc nào.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu máu cơ tim còn khiến người bệnh thường xuyên sống trong lo lắng, sợ hãi

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu máu cơ tim còn khiến người bệnh thường xuyên sống trong lo lắng, sợ hãi

Các yếu tố làm bệnh thiếu máu cơ tim thêm trầm trọng

Mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu cơ tim sẽ tăng lên nếu người bệnh có thêm các yếu tố nguy cơ như bệnh lý nền, lối sống không lành mạnh hay tâm lý căng thẳng, stress.

Bệnh lý nền 

  • Tăng huyết áp: Tình trạng này sẽ khiến mạch máu bị xơ cứng và dễ bị tổn thương hơn, từ đó gián tiếp tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim cho người bệnh.
  • Rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì: Nồng độ cao cholesterol có hại trong máu là một trong những điều kiện khiến mảng xơ vữa phát triển nhanh hơn. Mảng xơ vữa càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao.
  • Đái tháo đường: Đường huyết cao sẽ làm tăng phản ứng stress oxy hóa trong cơ thể. Hậu quả là không chỉ các động mạch lớn mà còn cả những vi mạch nhỏ nuôi tim cũng bị tổn thương.

Lối sống không lành mạnh 

  • Hút thuốc lá: Nicotin, cyanid, formaldehyde,... trong khói thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu và tăng hàm lượng chất béo có hại. Mạch máu bị tác động dễ hình thành mảng bám và cục máu đông.
  • Sử dụng rượu, bia thường xuyên: Cồn và chất chuyển hóa của cồn trong cơ thể (acetaldehyde) gây tổn thương hệ tim mạch, đặc biệt là các tế bào cơ tim và dễ gây tăng huyết áp.
  • Ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Lượng lớn chất béo có hại làm tăng mảng xơ vữa ở người bệnh thiếu máu cơ tim.
  • Lười vận động và ít tập luyện thể dục cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng trên tim mạch cho người bệnh.

Tâm lý căng thẳng, stress

Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây co mạch và khiến người bệnh dễ gặp cơn đau tim, rung thất gây đột tử hơn. Ngoài ra tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C, hình thành và phát triển mảng vữa xơ động mạch.

Càng căng thẳng, stress, bạn càng dễ gặp các biến chứng thiếu máu cơ tim hơn

Càng căng thẳng, stress, bạn càng dễ gặp các biến chứng thiếu máu cơ tim hơn

Cách điều trị thiếu máu cơ tim giúp giảm rủi ro biến chứng

Chỉ bằng những giải pháp đơn giản như tuân thủ dùng thuốc, từ bỏ các thói quen có hại và kết hợp sử dụng thảo dược, bạn sẽ có thể phòng ngừa được nhiều biến chứng của thiếu máu cơ tim .

Tuân thủ dùng thuốc

Tính đến thời điểm hiện tại, thuốc vẫn là giải pháp không thể thiếu trong hầu hết các phác đồ điều trị thiếu máu cơ tim. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh thiếu máu cơ tim mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và phối hợp thuốc phù hợp. Việc bạn cần làm là tuân thủ dùng thuốc theo đơn để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ và tình trạng “nhờn thuốc”. Khi có các dấu hiệu bất thường, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc loại thuốc.

Xem thêm: 6 thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thường dùng và lưu ý khi sử dụng

Từ bỏ các thói quen có hại

Thói quen là những hành vi được hình thành trong thời gian dài, rất khó thay đổi. Nhưng chỉ cần từ bỏ một số thói quen xấu thì nguy cơ biến chứng của bệnh thiếu máu cơ tim sẽ giảm đi rất nhiều. Một số thói quen xấu mà người bệnh có thể bắt đầu sửa ngay từ bây giờ là:

  • Ăn uống thiếu lành mạnh như ăn nhiều muối (hơn 5g/ngày), đường, mì chính, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, mỡ/da/nội tạng động vật, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Vận động ít hơn 30 phút/ngày trong ít hơn 5 ngày/tuần.
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng nhiều nước ngọt, đồ uống có gas.
  • Thường xuyên căng thẳng, cáu giận, suy nghĩ tiêu cực.
  • Làm việc quá sức, thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Ngại thăm khám định kỳ, tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc uống thuốc không đều “lúc có lúc không”.

Duy trì lối sống lành mạnh là cách đơn giản để giảm rủi ro khi bị thiếu máu cơ tim

Duy trì lối sống lành mạnh là cách đơn giản để giảm rủi ro khi bị thiếu máu cơ tim

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Từ lâu, các chuyên gia đã khuyên dùng thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị và hỗ trợ phòng ngừa biến chứng của bệnh thiếu máu cơ tim. Có rất nhiều người bệnh đã sử dụng thảo dược và các cơn đau ngực, khó thở được cải thiện rõ rệt. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến chiết xuất từ Thông Dahurian.

Thông Dahurian là một trong những loài thông có tuổi đời cao nhất thế giới (trung bình 300 – 400 năm) thường được tìm thấy ở các vách núi cao phủ đầy băng tuyết trong rừng Taiga, phía đông Siberia nước Nga.

Với hơn 600 nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phát hiện thông Dahurian rất giàu Dihydroquercetin - một chất chống stress oxy hóa rất mạnh. Chất này không chỉ có tác dụng giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, hạ huyết áp mà còn có khả năng thông huyết mạch, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn mạch vành, vi mạch vành (các mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim)

Nhờ đó, sử dụng Thông Dahurian sẽ giúp người bệnh thiếu máu cơ tim (đặc biệt là người bị xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường) cải thiện tình trạng đau thắt ngực và giảm nguy cơ biến chứng tốt hơn.

Xem thêm: Bất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với người thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là bệnh tim mạch không thể coi thường vì tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Ngoài băn khoăn thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, bạn có thể gọi tới tổng đài tư vấn 0981 238 219 bất cứ khi nào có thắc mắc về bệnh.

ĐT-219.jpg

Link tham khảo: mayoclinic.org, drugs.com, clinicbarcelona.org

Bình luận