HbA1c là chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) hay không. Đồng thời theo dõi HbA1c thường xuyên cũng giúp đánh giá được khả năng  kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng.

HbA1c là một chỉ số xét nghiệm thường xuyên được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị trong bệnh đái tháo đường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu HbA1c là gì và ứng dụng của nó đối với bệnh nhân đái tháo đường.

HbA1c là gì?

Tế bào hồng cầu chứa protein hemoglobin (Hb) có nhiệm vụ mang oxy đi khắp mọi cơ quan trong cơ thể. Trong máu, glucose gắn tự nhiên với hemoglobin tạo thành dạng hemoglobin glycated, viết tắt là HbA1c. Sự gắn kết tạo HbA1c diễn ra chậm, khoảng 0.05%/ngày và tồn tại suốt đời sống của hồng cầu, khoảng 8 - 12 tuần. Lượng glucose liên kết với loại protein này tỷ lệ với lượng đường trong máu và việc xác định lượng hemoglobin kết hợp (hay HbA1c) có thể sử dụng để phản ánh mức độ đường huyết trung bình trong khoảng thời gian đó, cung cấp một thước đo dài hạn cho quá trình kiểm soát đường huyết.
HbA1c-la-luong-duong-trong-mau-gan-voi-Hemoglobin-cua-hong-cau
HbA1c là lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin của hồng cầu

HbA1c khác xét nghiệm đường huyết như thế nào?

Chỉ số HbA1c cho biết đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng. Trong khi đó, xét nghiệm đường huyết cho biết nồng độ glucose máu ngay tại thời điểm lấy mẫu máu.

Chỉ số HbA1c có thể được đo bằng đơn vị %, hoặc mmol/mol, và không nên nhầm lẫn với chỉ số đường huyết được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL.

Giá trị HbA1c mục tiêu

Người bệnh đái tháo đường cần nhắm tới mục tiêu duy trì chỉ số HbA1c là 48 mmol/mol (hay 6,5%).

Con số này chỉ là mục tiêu chung. Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ được xác định một mục tiêu HbA1c riêng dựa trên tình trạng sức khỏe, cường độ hoạt động và những nguy cơ tim mạch khác.

Chỉ số HbA1c trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số HbA1c trong máu, tùy thuộc vào từng mức độ, có thể chỉ ra  người bệnh bị mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường hay tình trạng bình thường. Chi tiết, bạn có thể xem trong bảng sau:

Biểu đồ mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với chỉ số đường huyết và mức độ nguy hiểm trong bệnh đái tháo đường
Biểu đồ mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với chỉ số đường huyết và mức độ nguy hiểm trong bệnh đái tháo đường

Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách giảm chỉ số HbA1c

Hai nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khoa học Anh đã chứng minh rằng, việc giảm chỉ số HbA1c thêm 1% (hoặc 11 mmol/mol) cho người bệnh mắc đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2 đều làm giảm 25% nguy cơ biến chứng vi mạch máu.

Các biến chứng vi mạch máu mà bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải bao gồm:

-    Bệnh võng mạc do đái tháo đường

-    Biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ

-    Bệnh thận do biến chứng đái tháo đường

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường type 2 nếu giảm chỉ số HbA1c xuống được 1% thì:

-    Giảm 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể

-    Giảm 16% khả năng bị suy tim

-    Giảm 43% nguy cơ bị cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên

Lúc nào cần đo HbA1c?

Người bệnh đái tháo đường nên đo chỉ số HbA1c ít nhất 1 lần mỗi năm. Trong trường hợp khó kiểm soát đường huyết, đổi thuốc và thay đổi bác sĩ điều trị nên đo HbA1c nhiều hơn.

Mặc dù mức độ HbA1c không dự đoán được người bệnh có mắc biến chứng đái tháo đường trong tương lai hay không, nhưng khi chỉ số này đạt mục tiêu nghĩa là việc kiểm soát đường huyết đang khá tốt, nguy cơ gặp phải biến chứng từ đó sẽ thấp hơn.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: http://www.diabetes.co.uk

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận