Tiền tiểu đường (hay tiền đái tháo đường) là tiền thân của bệnh tiểu đường type 2, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thần kinh,... Tuy nhiên, khác với bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hoàn toàn có thể chữa được, nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thường xuyên.

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng gì đến người bệnh tiểu đường?

Thực phẩm chứa carbohydrate (chất bột, đường) không gây tiền tiểu đường. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế, hoặc carbonhydrat dễ hấp thu có thể dẫn đến tăng đường huyết. Người bị tiền tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Vì vậy, người bệnh không nên để đường huyết tăng quá cao do thực phẩm.

Khi bạn sử dụng thực phẩm cung cấp năng lượng lớn hơn nhiều so với nhu cầu của cơ thể, chúng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Điều này gây tăng cân. Mỡ dư thừa, đặc biệt là mỡ quanh bụng, có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Đó là lý do tại sao đa số những người bị tiền tiểu đường đều thừa cân.

Ăn uống đúng cách sẽ giúp tiền tiểu đường không trở thành bệnh tiểu đường

Ăn uống đúng cách sẽ giúp tiền tiểu đường không trở thành bệnh tiểu đường

Chế độ ăn tốt cho người tiền tiểu đường

Người tiền tiểu đường nếu tuân thủ chuẩn chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thể thao và sử dụng thảo dược hỗ trợ. Người bệnh hoàn toàn có thể đưa được chỉ số đường huyết trở về ngưỡng bình thường.

Chỉ số đường huyết thực phẩm GI và carbonhydrat

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là một công cụ để xác định mức độ ảnh hưởng của một loại thực phẩm cụ thể đến lượng đường trong máu. Các thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn. Thực phẩm có GI thấp ít có khả năng gây tăng đường huyết đột biến.

Thực phẩm giàu chất xơ thường có GI thấp. Các thực phẩm chế biến sẵn, nấu chín, đóng hộp, carbohydrate tinh chế (trong bánh mì trắng, gạo, soda và nước trái cây) có GI cao. Một chế độ ăn đúng không phải chỉ chọn nhóm thực phẩm có GI thấp và trung bình, mà cần cân đối giữa các nhóm để không bị tăng đường huyết quá nhiều sau ăn.

Thực phẩm GI thấp bao gồm:

- Rau không có tinh bột, chẳng hạn như cà rốt và rau xanh

- Các loại đậu

- Khoai lang

- Ngô

- Mì ống (tốt nhất là mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt).

Thực phẩm GI thấp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết ở người bệnh

Thực phẩm GI thấp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết ở người bệnh

Ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một bữa là cách tuyệt vời để giảm GI của thực phẩm. Ví dụ, bạn có thể ăn cơm với rau, thịt gà để làm chậm quá trình tiêu hóa gạo và phòng ngừa tăng đường huyết sau ăn.

Cân đối khẩu phần ăn hàng ngày

Người tiền tiểu đường cần cân đối lượng thực phẩm dung nạp hàng ngày tránh làm tăng đường huyết quá mức sau khi ăn.

  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng GI thấp
  • Kiểm soát kỹ các nhãn thực phẩm giúp bạn xác định lượng calorie, chất béo, carbohydrate và các thông tin dinh dưỡng khác. 
  • Định lượng được bữa ăn và giá trị dinh dưỡng của mỗi người phù hợp với công việc hàng ngày. 

Ngoài ra, phương pháp tốt nhất để quản lý khẩu phần ăn là ăn khi đói, dừng khi no, ngồi ăn từ từ và tập trung vào hương vị của thực phẩm.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người tiền tiểu đường

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người tiền tiểu đường

Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ tiêu hóa. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn không bị ăn quá nhiều và tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

- Các loại đậu

- Củ, quả ăn được cả vỏ

- Bánh mì nguyên hạt

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt

Hạn chế đồ uống có cồn hay đồ chứa nhiều đường

Nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt đóng chai… là những thực phẩm có chứa nhiều đường dễ hấp thu, khiến đường huyết tăng cao. Do đó, khi bị tiền tiểu đường, bạn chỉ nên sử dụng nước khoáng hoặc nước của các loại thảo dược tốt cho sức khỏe.

Người bị tiền tiểu đường cần hạn chế uống rượu bia

Người bị tiền tiểu đường cần hạn chế uống rượu bia

Ngoài ra, đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đường huyết. Ví dụ, sử dụng rượu vang đỏ 1 ly mỗi ngày có thể phòng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng nhiều hơn sẽ gây bất lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, một người lớn khỏe mạnh không nên uống quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày.

Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại rượu được chưng cất từ gạo, sắn, ngô hoặc được ngâm cùng với các loại quả táo mèo, chuối hột… có độ cồn khá cao. Những người bị tiền tiểu đường không nên sử dụng các thức uống này.

Sử dụng thảo dược giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng cho người tiểu đường

Kế thừa nền tảng là “tứ quý thảo dược” đã giúp vua Minh Thái Tổ chiến thắng quân xâm lược và toàn dân kinh thành khỏi được các biến chứng tiểu đường. Các nhà khoa học cùng với Công ty Y dược Hồng Bàng đã nghiên cứu, kết hợp “tứ quý thảo dược” Câu kỷ tử, Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn kết hợp cùng Alpha lipoic acid thành công thức hiện đại không chỉ hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn, tự nhiên, bền vững. 

Hơn thế nữa, “tứ quý thảo dược” này còn có khả năng tác dụng sâu vào căn nguyên gây biến chứng tiểu đường, từ đó hạn chế những biến chứng do đường huyết cao gây ra giúp:

  • Hạ và ổn định chỉ số đường huyết nhanh chóng cho người tiểu đường.
  • Phòng ngừa và đẩy lùi các biến chứng tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh,.. do đái tháo đường gây ra.
  • Phòng ngừa biến chuyển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường tuýp 2.
  • Giúp hạ men gan, giảm mỡ máu của người tiểu đường về ngưỡng an toàn

“Tứ quý thảo dược” giúp ổn định đường huyết và cải thiện biến chứng cho người tiểu đường

Hơn thế nữa khi biết cách sử dụng các sản phẩm có đầy đủ thành phần từ Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử còn giúp:

  • Mạch môn rất tốt cho biến chứng thận, cải thiện hiệu quả tình trạng tiểu đêm, suy thận,... do đái tháo đường.
  • Câu kỷ tử bảo vệ mắt, phòng ngừa mờ mắt, đục thủy tinh thể,... do đường máu tăng cao
  • Nhàu : Giúp hạ nhanh và ổn định chỉ số đường huyết, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn cho mạch máu người tiểu đường.
  • Hoài sơn hỗ trợ giảm biến chứng thần kinh như tê bì tay chân, khô ngứa da, suy giảm chức năng sinh lý.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã phần nào giải đáp cho bạn về “ Làm sao để tiền tiểu đường không trở thành tiểu đường”. Nếu như bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất cho bạn!

 

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận