Bạn không cần kiêng bất kỳ một loại thực phẩm nào khi mắc bệnh tiểu đường, dù là đồ ngọt, hay thịt gà. Ngược lại, thịt gà còn cung cấp rất nhiều chất đạm lành mạnh, có lợi hơn chất đạm từ thịt đỏ, đã được chứng minh có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Thế nhưng với người đang có biến chứng thận, bổ sung quá nhiều thịt gà ở phần ức đôi khi có thể gây hại. Bên cạnh đó, phần da gà, nội tạng có nhiều cholesterol xấu, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng xơ vữa mạch gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cần được loại bỏ trước khi chế biến.

 Gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường nếu ăn đúng cách

Gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường nếu ăn đúng cách

Chín giá trị dinh dưỡng gà mang lại cho sức khỏe của người tiểu đường

Bạn sẽ bất ngờ vì 9 giá trị dinh dưỡng mà gà mang lại cho bạn sau đây:

1/ Cung cấp protein: gà nhiều chất đạm, ít mỡ, bổ sung thường xuyên sẽ giúp cho sự phát triển của cơ bắp.

2/ Giàu photpho: photpho giúp lợi và xương chắc khỏe. Người tiểu đường rất cần chất này để hạn chế loãng xương và bảo vệ lợi khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, photpho còn có tác dụng đảm bảo hoạt động của các cơ quan như thận, thần kinh trung ương hay là gan.

3/ Giàu selenium: đây là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp bảo vệ tuyến giáp cho người tiểu đường.

4/ Giảm trầm cảm: nghiên cứu cho thấy, trong thịt gà có những acid amin có tác dụng giải tỏa căng thẳng, làm dịu thần kinh, hỗ trợ cải thiện stress và trầm cảm ở người tiểu đường.

5/ Giúp tim mạch khỏe hơn: thịt gà có thể cung cấp một loại acid amin giúp điều hòa hóa chất có hại cho tim mạch.

6/ Bổ sung B6: b6 giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ức chế việc lưu trữ chất béo nên có thể hỗ trợ giảm cân cho người tiểu đường.

7/ Chống ung thư: niacin là một chất có khả năng chống ung thư được tìm thấy nhiều trong thịt gà.

8/ Bảo vệ mắt: thịt gà có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có lợi cho mắt. Ăn thịt gà thường xuyên cũng là cách giúp mắt sáng khỏe hơn.

9/ Bảo vệ da: người bệnh tiểu đường đôi khi có thể gặp phải biến chứng khiến da khô, ngứa ngáy, nứt nẻ. Trong thịt gà có chứa riboflavin, giúp tăng cường việc sửa chữa các tổn thương ở  mô, khiến da dẻ luôn căng tràn sức sống.

 Thịt gà có thể là lựa chọn thay thế cho nguồn chất đạm từ các loại thịt màu đỏ

Thịt gà có thể là lựa chọn thay thế cho nguồn chất đạm từ các loại thịt màu đỏ

Mẹo chuẩn bị thịt gà

Bạn hãy thử trước những mẹo này để chuẩn bị thịt gà, điều đó có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Trước tiên, hãy loại bỏ da gà trước khi nấu. Sử dụng phần ức gà, nhiều thịt nạc và không có xương. Phần thịt ở ức có hàm lượng chất béo thấp hơn so với các phần khác.

Khi chế biến thịt gà, chú ý nêm nếm gia vị ít muối, không nêm thêm các loại đường, sử dụng dầu oliu, dầu thực vật để chế biến thay vì việc dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, khi chiên rán gà ở nhiệt độ cao nên dùng mỡ động vật. Bởi chúng bền với nhiệt và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Mẹo nấu ăn cho người tiểu đường

Sử dụng phần ức gà luộc là phần thịt tuyệt vời nhất để làm món salad gà và món thịt hầm. Để luộc gà, bạn sử dụng phần ức sau khi bỏ da cho vào nồi, đổ đầy nước sau đó đẩy nắp. Không nên thêm nếm các loại gia vị hoặc chỉ cho một ít súp hoặc muối ăn. Đun lửa to cho tới khi nước luộc gà sôi, sau đó giảm nhiệt độ và chờ khoảng 15 phút cho tới khi gà chín.

Để chế biến món gà nướng, bạn có thể dùng dầu oliu phết lên phần thịt gà sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp dầu oliu + tinh bột quế vừa giúp dậy mùi, vừa giúp tăng độ mặn tự nhiên, vừa có thể giúp hạn chế tăng đường huyết. Bỏ gà vào lò nướng đến 400 độ c, sau đó giảm dần nhiệt độ 165 độ c và duy trì trong khoảng 30 phút cho tới khi thịt gà chín.

Khi chuẩn bị các loại gia vị, đồ ăn kèm cùng món gà luộc hay gà nướng, không nên sử dụng thêm muối hoặc súp mặn. Các loại gia vị có trộn với nước dùng béo, pha thêm các loại đường. Nên sử dụng các gia vị ăn kèm tự nhiên như rau, đậu, trái cây… để ăn kèm.

    Trước khi chế biến gà nên loại bỏ phần da vì chúng chứa nhiều cholesterol

Trước khi chế biến gà nên loại bỏ phần da vì chúng chứa nhiều cholesterol

Năm công thức nấu gà “thân thiện” cho chỉ số đường huyết

Bây giờ hãy thử những lời khuyên này với 1 trong 7 công thức nấu gà sau đây.

1. Sốt gà chanh

Cách chế biến: Phần thịt gà ở mức, bỏ da, thái nhỏ vừa ăn. Lăn thịt gà trong trứng, sau đó lăn qua một lớp bột mì. Đảm bảo chỉ lăn nhẹ để khi rán thịt gà được ngon, giòn và hạn chế tinh bột. Sử dụng mỡ động vật, rán gà cho tới khi các mặt của gà đều vàng ươm. Trong lúc đó, chuẩn bị nước sốt chanh gồm chanh tươi, bột ngô, đường, nước nêm nếm vừa ăn. Khi gà chín đều, đổ hỗn hợp này vào chảo, đun nhỏ lửa cho đến khi miếng thịt gà sánh lại. Bạn có thể ăn kèm món ăn này với cơm trắng, lưu ý các gia vị cho ở mức độ vừa phải, thịt gà sau khi rán để ráo để bỏ lượng mỡ thừa.

2. Gà nướng hành tây

Hành tây, đặc biệt là hành tím không chứa tinh bột, thậm chí có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Trong khi đó gia vị như tiêu, tỏi, ớt giúp kích thích vị giác, cải thiện khả năng tiêu hóa.

Cách chế biến: Dùng dao bóc vỏ hành, rồi thái thành lát nhỏ. Dùng phần thịt gà ở ức hoặc ở đùi, bỏ da, thái miếng to, rồi đựng vào tô ướp cùng gia vị chuẩn bị sẵn gồm hạt tiêu, ớt và bột quế. Sau đó, trộn đều rồi rải tỏi tây và hành tây lên trên thịt gà, bọc túi ni lông và ướp khoảng 2 - 4 tiếng. Sau khi ướp, cho vào lò nướng và đợi đến khi gà chín.

3. Đùi gà nướng tỏi phô mai Parmesan

Cách chế biến: Đùi gà rửa sạch, để ráo nước. Nhúng đùi gà qua trứng, trộn hạt tiêu, quế đã chuẩn bị sẵn. Sau đó trộn đều với phô mai Parmesan (bạn có thể mua tại siêu thị) rồi bỏ lên lò nướng.

    Với món gà luộc, khi ăn không nên chấm thêm muối hoặc súp

Với món gà luộc, khi ăn không nên chấm thêm muối hoặc súp

4. Ức gà nhồi

Cách chế biến: Bạn mua sẵn phần ức gà, xẻ ở giữa tạo thành một cái bao nhỏ. Cắt nhỏ húng quế, cà chua, tỏi, rồi nhồi vào trong phần ức gà đã cắt sẵn. Sau đó phết lên gà nước sốt đã chế biến sẵn gồm hạt tiêu, ớt, dầu oliu. Đặt gà vào lò nướng cho tới khi gà chín là có thể thưởng thức.

5. Gà luộc

Gà luộc là món ăn  vô cùng chế biến và luôn có mặt trong các bữa cơm gia đình Việt. Cách chế biến gà luộc rất đơn giản, bạn chỉ cần cho xả vào nồi, đổ nước và luộc gà cho tới khi chín. Để giữ nguyên hương vị của gà, bạn cũng có thể dùng nồi gang, cho muối xuống đáy nồi (muối biển to), phủ lên trên một lớp dày là lá xả để đảm bảo gà không bị dính phần muối. Đưa gà vào nồi và đun ở lửa to khoảng 30 phút. Khi ăn, không nên chấm thêm với các loại gia vị khác, đặc biệt là muối ăn.

Những trường hợp bị tiểu đường cần hạn chế thịt gà

Người có biến chứng thận hoặc có protein niệu cần hạn chế thịt gà. Bởi cung cấp nhiều đạm có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng mức độ tổn thương thận. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn lượng đạm phù hợp trong trường hợp có mắc biến chứng thận.

Gà hay bất kỳ một loại thực phẩm nào như thịt vịt, thịt bò, thịt chó… khác đều không phải là món ăn mà người tiểu đường cần kiêng kỵ. Tuy nhiên, với mỗi loại thực phẩm, việc hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng, cách chế biến, cách ăn sao cho đúng, lượng bao nhiêu cho phù hợp là rất quan trọng để giúp vừa kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, vừa giúp tăng cường sức khỏe nói chung.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

https://www.healthline.com/health/food-nutrition/diabetic-chicken-recipes#5

BTV Lan Anh

Glutex hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết

Bình luận