Hội chứng tiểu não với một số triệu chứng như rối loạn vận động, mất thăng bằng, giảm trương lực cơ… Chẩn đoán và điều trị hội chứng tiểu não thế nào?

Chức năng của tiểu não

Điều hòa thăng bằng: Dựa vào những thụ thể cảm giác căng của cơ thể (cảm giác thoi cơ, cảm giác gân cơ, cơ) đưa về tiểu não. Từ đây các tín hiệu đi từ nhân mái đến nhân tiền đình, chất lưới thân não và theo bó tiền đình-gai, lưới-gai đến kích thích hệ thống gamma điều chỉnh tư thế.

 Hội chứng tiểu não

Phối hợp vận động: Mỗi bán cầu tiểu não sẽ nhận những thông tin từ vỏ não vận động và các phần ngoại biên của cơ thể. Tiểu não phân tích các thông tin rồi truyền lên vỏ não và nhân đỏ giúp thực hiện các phối hợp vận động tự chủ.

Triệu chứng lâm sàng

1.  Rối loạn thăng bằng và dáng đi:

Triệu chứng nổi bật nhất của tiểu não là thất điều (tiếng Hy Lạp nghĩa là mất sự điều khiển). Đó là do mất đi các tác động ức chế bình thường của luồng thông tin từ tiểu não lên hệ vận động.

Thất điều biểu hiện dưới những hình thức sau:

-  Rối loạn thăng bằng: Khi đứng bệnh nhân (BN) có khuynh hướng dạng hai chân ra gọi là dạng chân đế. Ngoài ra khi đứng thân mình bệnh nhân lắc lư không ngừng theo đủ mọi hướng, tuy nhiên tình trạng này không nặng lên khi nhắm mắt. Đây là điểm phân biệt giữa sự mất thăng bằng của hội chứng tiểu não và hội chứng tiền đình.

-  Dáng đi: Thất điều dáng đi được thấy rõ khi quan sát bệnh nhân đi và khi yêu cầu bệnh nhân quay trở lại. Khi đi bệnh nhân cũng dạng chân đế. Bước chân thường là những bước ngắn không đều, vẽ nên một đường zig-zac giống như người say rượu, ngược với dáng đi bình thường, chân rơi một khoảng cách đều đặn ở đường giữa hoặc gần đường giữa. BN đi loạng choạng và có thể nghiêng về hai bên, mặc dầu có thể nghiêng về một bên (bên tiểu não bị tổn thương). Thất điều dáng đi có thể có ngay cả khi không có thất điều các chi và thân mình, do đó phải được lưu ý và khám một cách đặc biệt. Mức độ thất điều càng nhiều thì tổn thương tiểu não càng trầm trọng.

2.  Giảm trương lực cơ:

Tổn thương tiểu não thùy sau, đầu tiên thường gây ra giảm hoặc mất trương lực cơ. Điều này càng thể hiện rõ ở tổn thương cấp tính và thường đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài tuần. Triệu chứng này khó phát hiện khi bệnh kéo dài hoặc trong những trường hợp thoái hóa mãn tính. Khi tổn thương tiểu não một bên, triệu chứng này thường biểu hiện bằng giảm trương lực cơ các chi cùng bên.

3.  Phân tách các cử động:

-  Loạn đồng vận, mất đồng vận (dyssynergy, assynergy): Là giảm hoặc mất khả năng tổng hợp và hợp nhất các thành phần của một cử động phức tạp. Có sự thiếu phối hợp hoạt động giữa những nhóm cơ, những động tác mà bình thường chúng phối hợp với nhau rất tốt về mặt mức độ, về sự hài hòa, về thời gian, về sự nối tiếp nhau làm cho một cử động được thực hiện một cách trôi chảy và chính xác. Hậu quả là mất đi tốc độ và sự khéo léo trong quá trình thực hiện động tác; tức là mất đi hoạt động đồng thời (synchronous activity) của nhiều nhóm cơ, nhiều động tác. Cử động trở nên cứng và đứt đoạn giống như máy còn gọi là sự phân tách động tác (decomposition of mouvement)

-  Rối tầm (dysmetria), quá tầm (hypermetria): Là sự tăng quá mức biên độ cử động làm cho cử động đi quá mục tiêu. Đó là do mất khả năng đo chính xác lực và tốc độ di chuyển của một cử động.

-  Run chủ ý (intention tremor): Run tiểu não không phải là run lúc nghỉ, cũng không phải là run tư thế. Run được thấy rõ khi bắt đầu cử động, trong quá trình cử động hoặc khi kết thúc một cử động. Run là hậu quả các yếu tố gây ra như chi bị thất điều, có nghĩa là mất khả năng đo đạc chính xác tốc độ, lực và sự trôi chảy một động tác. Nên nhớ rằng run chủ ý chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương bán cầu tiểu não đơn thuần.

4.  Các dấu hiệu khác:

-  Rối loạn tiếng nói: Nói ngập ngừng, chậm, dằn từng tiếng, giọng nói liên tục thay đổi hay bùng nổ và âm thanh không chuẩn.

-  Giật nhãn cầu: Giật nhãn cầu theo chiều dọc khi tổn thương cuống tiểu não trên, giật ngang là do tổn thương cuống tiểu não giữa, còn giật vòng khi tổn thương cuống tiểu não dưới.

-  Chữ viết nguệch ngoạc: Cỡ chữ lớn, không đều vì do run và thất điều.

Chẩn đoán hội chứng tiểu não

CT và MRI được dùng nhiều trong chẩn đoán các bệnh lý tiểu não. MRI có nhiều thuận lợi hơn vì có độ phân giải tốt hơn, thấy được hình ảnh trong không gian 3 chiều, và không có hình ảnh giả do xương thái dương gây ra. Tuy nhiên MRI có bất lợi là một số BN không thể chịu đựng được nó và những BN có gắn bộ phận kim loại thì chống chỉ định.

Lưu ý rằng có thể không có sự tương quan giữa mức độ teo tiểu não trên hình ảnh học và tình trạng lâm sàng của BN. Teo tiểu não có thể xảy ra bình thường ở 1/3 các trường hợp người già.

Xét nghiệm dịch não tủy trong những trường hợp viêm nhiễm tiểu não, nghi ngờ thoái hóa hay thất điều triệu chứng cần làm các xét nghiệm như tìm nồng độ vitamine E, alpha Fetoprotein, các kháng thể chống ung thư như Anti-Hu, Anti-Yo, Anti-Ri.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiểu não

-  Do di truyền: Ví dụ như bệnh thoái hóa tiểu não (Spinocerebellar ataxia) hay bệnh suy sản tiểu não (Cerebellar hypoplasia)

-  Do nhiễm khuẩn: Bọc mủ, thường do viêm mủ tai hoặc viêm tai xương chũm, nguyên nhân là do vi khuẩn, vi trùng.

-  Do u tiểu não: Thường do các khối u ở hố não sau, nhất là góc cầu - tiểu não. Hay gặp nhất là u của dây thính giác.

-  Xuất huyết tiểu não (tức chảy máu tiểu não).

-  Teo tiểu não: Tiến triển chậm, xuất hiện muộn, thường ở trên 50 tuổi. Đây cũng chính là một dạng của thoái hóa tiểu não và bại não.

-  Xơ cứng mô ở tiểu não do nhiều tác nhân ngoại cảnh.

-  Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác.

Giải pháp điều trị

Tùy vào từng loại hội chứng tiểu não mà người ta có các cách điều trị khác nhau và cũng tùy vào tình trạng bệnh tật của bệnh nhân mà mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị riêng.

Các phương pháp điều trị điển hình cho từng loại bệnh như đối với viêm nhiễm tiểu não cần phải điều trị bằng kháng sinh đặc biệt và cần phải phát hiện sớm. U tiểu não cũng cần phải phát hiện sớm mới có khả năng điều trị, chủ yếu là dùng thuốc để khống chế, ngăn chặn và phá hủy khối u, nếu u đã phát triển quá to thì cần phải mổ nhưng vì là một thành phần của bộ não nên việc mổ ở vùng tiểu não rất hạn chế và thường tránh bởi dễ gây tổn thương cho hệ thần kinh nếu phải mổ. Một số bệnh như thoái hóa tiểu não cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị, chỉ có thể dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu cho bệnh nhân nhằm ngăn cản sự phát triển của bệnh cũng như giúp người bệnh có thể điều hòa, phối hợp các vận động chân tay của mình.


Phan Thảo

Bình luận

  • Võ Thị Mỹ Lan
    Võ Thị Mỹ Lan - Gửi lúc 11:37 15/11/2022
    Chào bs, bé của e năm nay gần 2 tuổi, bs nhi đồng chuẩn đoán viêm tiểu não và đã điều trị nhưng tái phát cho e hỏi liệu có thể trị dứt điểm bệnh này ko và có di chứng ko ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn, Viêm tiểu não khó chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn, di chứng để lại nếu không điều trị có thể là: Động kinh, bại não, tâm thần, liệt chân, liệt tay, liệt nửa người, điếc, chậm phát triển về nhận thức...Hiện tại các phương pháp thường là sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu cho bệnh nhân nhằm ngăn cản sự phát triển của bệnh cũng như giúp người bệnh có thể điều hòa, phối hợp các vận động chân tay của mình. Do đó nếu bé đã điều trị ổn định mà bị tái phát trở lại, bạn nên cho bé đi thăm khám để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Vũ thanh nhi
    Vũ thanh nhi - Gửi lúc 11:54 27/07/2022
    E năm nay 21t e mất thăng bằng năng run tay chân chạy xe không được đi bộ muốn lủi đuọc bác chỉ chuẩn đoán sơ là hội chứng tiểu não cho e hỏi bệnh về sao bị gì có phải do duy truyền không ạ vì e mồ côi nên không biết mẹ hoặc ba có không vì cơ thể từ nhỏ đã có bất thường rồi ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Hội chứng tiểu não là bệnh lý thần kinh có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và nhiều nguyên nhân khác. Bệnh lý này làm giảm khả năng vận động chẳng hạn như: không giữ được thăng bằng, run tay chân, run giọng nói... Hiện tại tuy chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nhưng khi kết hợp hài hòa nhiều giải pháp hỗ trợ sẽ giúp kìm hãm được tốc độ tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
      Dưới đây, gửi bạn 1 vài lời khuyên:
      - Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ ( nếu có )
      - Bạn nên tránh căng thẳng, thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất đúng giờ và khoa học.
      - Hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống kết hợp cùng TPCN Vương Lão Kiện nhằm hỗ trợ giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường.
      Nếu còn băn khoăn bạn có thể gọi về cho chúng tôi qua số 0981.238.218 để được hỗ trợ giải đáp.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Nguyễn văn phương
    Nguyễn văn phương - Gửi lúc 13:54 17/12/2021
    Em năm nay mới 18 tuổi sau 1 lần hút cbd sau đó em cảm thấy mọi hoạt động em làm đều ko thật thi thoảng chóng mặt lời nói hay bị lệch lạc không rứt khoát mọi hoạt động em cảm thấy đều bị chậm chạp chân tay đi lại khá run lắm lúc mất thăng bằng mong bác sĩ chỉ em pháp đồ điều trị em biết em đã dại
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Trường hợp run tay kèm các biểu hiện ảo giác, chóng mặt chỉ xuất hiện sau 1 lần hút cbd bạn chia sẻ, lúc này bạn nên thiết lập lại lối sống lành mạnh, không sử dụng bất cứ đồ uống chứa gas, cồn, cafein hay các chất kích thích gây nghiện khác, sinh hoạt điều độ, không thức khuya, ngủ sớm và chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
      Trường hợp biểu hiện trên đã xuất hiện trong 1 thời gian dài liên tục, cùng với sự thay đổi trên bạn nên sắp xếp thời gian sớm thăm khám và điều trị. Vì không tránh khỏi các nguyên nhân nguy hiểm khác liên quan tới rối loạn hay tổn thương hệ thần kinh não bộ như run vô căn, rối loạn thần kinh thực vậy hay bệnh lý khác... Uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ có thành phần từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run tốt hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • le thi ly
    le thi ly - Gửi lúc 13:43 17/12/2021
    chao bac si e thuong bi dau nua dau ben trai.em co di chup mri ket qua la bi u nang mang nhenh vung sau thuy giun tieu nao.kt 33×16mm hien tai em bi co giat vung dau.mat thang bang va bi te nua nguoi benh trai.dau em co giat nhieu lam ak moi lan dau giat thi em khong thi di duoc
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Dễ thấy nguyên nhân gây co giật là do u nang chèn ép các dây thần kinh và làm tổn thương một vùng não. Để điều trị co giật trong trường hợp này, bạn nên điều trị tốt bệnh u não, tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cố gắng ăn uống và nghỉ ngơi nhiều. Đồng thời bạn có thể kết hợp dùng thêm TPCN Vương Lão Kiện để cải thiện chức năng vận động, giảm rung giật. Mỗi khi co giật bạn nên nhờ người nhà đưa ra chỗ thoáng khí, tránh vật sắc nhọn, để nằm hẳn xuống, và đưa đi cấp cứu nếu co giật kéo dài trên 2 cơn/ngày.
      Thân mến,
  • Hướng
    Hướng - Gửi lúc 13:18 17/12/2021
    Chào bác sĩ. Mình thi thoảng nc hơi bị ngập ngừng nhiều khi muốn nói nhưng ko ns dc và hay rối loạn khi nói ra và nói không rõ,thi thoảng mắt mình cũng hay bị giật 1 lần rồi lại thôi.Thưa bác sĩ,liệu có phải tôi bị bệnh tiểu não không ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn
      Biểu hiện như bạn trao đổi khó để chẩn đoán xác định khó phải do tiểu não hay không. Có thể đó chỉ là dấu hiệu bởi bạn quá lo lắng, căng thẳng, hoặc cảm thấy hồi hộp khi trao đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên bạn nên đến chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện kiểm tra xem chính xác nguyên nhân là gì. Triệu chứng nói khó cũng có thể là run do thanh đới nữa.
      Trước mắt, bạn nên tránh căng thẳng, thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất đúng giờ và khoa học. Việc làm này cũng sẽ giúp hỗ trợ làm giảm dần các triệu chứng bệnh của hệ thần kinh.
      Sau khi đi khám nếu có thêm kết quả, bạn có thể gọi về cho chúng tôi qua số 0243.775.9865 – 0283.977.8085 để được hướng dẫn cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Quang pham
    Quang pham - Gửi lúc 13:08 17/12/2021
    Chào bác sỹ .năm nay tôi 37 tuổi Tôi đi khám phát hiện bị nang màng nhện kích thước 1.1cm giữa 2 tiểu não . Bác sỹ đang điều trị cho tôi uống thuốc gồm betaserc .tagynil.zepam. và viên con nhộng trắng xanh có số 747.để giảm triệu chứng và cho não quen dần vơi khối nang .nhưng tôi đã uống 8 tháng nay những những triệu chứng như mắt mờ .chân tay bủn rủn.đau đầu, choáng . Đi xe máy ngoài đường cảm giác hồi hộp loạn nhịp thở , choáng .và mấy lần sãy ra tình trạng muốn ngất xĩu như tụt huyêt áp đột ngột .phải uống thuốc 1 tiếng sau mới hồi lại ,hiện nay tôi rất lo lắng làm ảnh hưỡng rất nhiều đến cuộc sống ,ko biêt phải điều trị như thế nào .rât mong bác sỹ tư vấn giúp tôi .thân cảm ơn bác sỹ nhiều
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Với tình trạng bệnh của bạn, tốt nhất bạn nên quay lại gặp bác sĩ điều trị để được kiểm tra và điều chỉnh thuốc cho phù hợp bạn nhé. Chúng tôi nhận thấy, các triệu chứng bạn gặp phải khá nghiêm trọng, đó có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc có thể là bệnh nặng lên. Vì thế bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với ăn uốn khoa học, chú ý bổ sung rau củ quả tươi, cá biển, quả hạch (óc chó, hạnh nhân) và tập thể dục mỗi ngày bạn nhé.
      Thân mến!
  • Hanh
    Hanh - Gửi lúc 06:22 09/08/2017
    Chào bác sỹ,Tôi và con gái tôi bị bệnh giống nhau: đi lảo đảo - ko giữ được thăng bằng, khi nhắm mắt (hoặc đi trời tối) thì tình trạng tệ hơn. Do ko giữ được thăng bằng nên khó khăn khi lên xuống cầu thang hoặc đường gập ghềnh, có xu hướng vịn tay vào tường hay những chỗ dựa khác. Việc khó khăn trong giữ thăng bằng chỉ xảy ra với chi dưới. Hai tay hoạt động bình thường. Không có vấn đề khác về vận động, nói, hay hoạt động của mắt.Ngoài ra, đi xe không bị say xe.Con tôi từng đi chụp MRI cả 2 chi và cột sống, đầu - nhưng không phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào.Có bác sỹ từng nói: có thể bị bệnh tiểu não, thể thất điều, nhưng cực kì nhẹ, gần như ko phát hiện ra (kiểm tra trương lực cơ bình thường).Bác sỹ hướng dẫn giúp: con tôi nên đi khám ở viện nào, cần kiểm tra những gì để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp.Xin cảm ơn.Hạnh
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn, Với những triệu chứng mà con bạn gặp phải, nhiều khả năng là do bệnh lý về tiểu não, một số những kĩ thuật cần thực hiện để chẩn đoán chính xác tình trạng của cháu là chụp cộng hưởng từ, điện não đồ, test vận động sẽ giúp việc đưa ra hướng điều trị được chính xác. Một số bệnh viện bạn có thể đưa con gái tới thăm khám như: Miền Bắc:1. Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.2. Bệnh viện TW Quân đội 108: số 1 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội.3. Viện lão Khoa Trung ương: Số 1, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.Miền Nam:1. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, Hồ Chí Minh.2. BV Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM.3. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Quận 5, Hồ Chí Minh.Chúc cháu mau khỏe, thân mến!
  • Trần Thị Tám
    Trần Thị Tám - Gửi lúc 15:54 27/12/2016
    Tôi có đi khám tại bệnh viện tư. Bác sĩ chuẩn đoán tôi bị suy giảm tiểu não. Xin cho tôi hỏi nguyên nhân và phương hướng điều trị, nó có gây tác động lâu dài về sau không ạ.
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn, Nếu đã đọc bài viết kể trên, bạn sẽ biết rằng có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng và hoạt động của tiểu não. Chính vì vậy, việc điều trị cần phải căn cứ vào nguyên nhân kể trên. Do tiểu não chịu trách nhiệm phối hợp vận động, giữ thăng bằng, nên khi vùng não này bị tổn thương, đương nhiên sau này bạn sẽ có dáng đi bất thường, rối loạn vận động cơ, run tay, giảm khả năng giữ thăng bằng… Chính vì lẽ đó mà bạn cần điều trị sớm để tránh suy giảm chức năng vận động. Không rõ bạn đi khám và có kết quả như vậy thì bác sỹ có cho dùng thuốc hay chỉ định điều trị nào không? Nếu có thì bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị và tái khám định lỳ theo lịch hẹn của bác sỹ. Nếu chưa được dùng thuốc, bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện tuyến Trung Ương như BV Bạch Mai, BV 108, Viện Lão khoa tại Hà Nội hoặc BV Nguyễn Tri Phương, BV Đại học Y Dược, BV Chợ Rẫy… tại TPHCM để được chỉ định phù hợp. Song song với các biện pháp điều trị của bệnh viện.Chúc bạn nhiều sức khỏe. Thân mến.
  • Họ tên
    Họ tên - Gửi lúc 20:43 03/05/2016
    Toi bi di chung tieu nao bi chong mat hoai co thuoc uong het ko
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn, Chúng tôi nghĩ bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và kê một số thuốc uống để làm tăng tuần hoàn não, giúp làm giảm tình trạng chóng mặt mà bạn đang gặp phải. Thân mến!