Bệnh tim to hay còn gọi là bệnh cơ tim phì đại (HCM). Căn bệnh này thường là do di truyền nên rất khó để phát hiện. Tuy nhiên một số người bệnh cơ tim sẽ dày lên gây khó thở, đau ngực hoặc dẫn đến rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tim to hay bệnh cơ tim phì đại thường do di truyền nên rất khó để phát hiện. Bệnh nguy hiểm và gây ra các triệu chứng tim mạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống hàng ngày. Hiểu về bệnh chính là cách để bạn sống khỏe và không còn lo lắng về các biến cố tim mạch có thể gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh tim to là gì? Nguyên nhân gây bệnh tim to?

Bệnh tim to hay cơ tim phì đại (Hypertrophic cardiomyopathy) là tình trạng cơ tim bị dày lên, thường là ở vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải. Điều này làm cản trở việc bơm máu của tim, giảm lưu lượng máu từ tâm thất trái đến động mạch chủ. 

Nguyên nhân gây cơ tim phì đại thường là do đột biến gen và có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị bệnh cơ tim phì đại thì có 50% khả năng con cái sẽ mang đột biến gen của căn bệnh này. Vậy nên, nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim to hãy đến các cơ sở y tế trung ương để khám sàng lọc sớm nhất.  

Hiện nay, bệnh cơ tim phì đại được chia thành 2 loại phổ biến. Bao gồm: 

  • Bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại (HOMC): Tình trạng này xảy ra khi vách ngăn dày lên làm tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Do đó, tâm thất phải “bị” làm việc nhiều hơn để có đủ máu đi nuôi cơ thể. 
  • Bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn: Cơ tim có thể dày lên ở những phần khác của tim. Ví dụ như đáy tim (đỉnh tim). Nó chỉ làm giảm lưu lượng máu chứ không ngăn cản máu di chuyển. 

co-tim-binh-thuong-va-co-tim-khi-bi-phi-dai

Cơ tim bình thường và cơ tim khi bị phì đại

Các triệu chứng của bệnh tim to

Một số người bệnh không có các dấu hiệu hoặc triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện ra bệnh nên khi phát hiện thường là lúc bệnh đã trở nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe hoặc đe dọa đến tính mạng. 

Theo thời gian, các triệu chứng sẽ dần dần nổi bật do tim bắt đầu mất các chức năng hay lượng máu không còn đủ để nuôi cơ thể. Vậy nên người mắc bệnh tim to thường thấy các triệu chứng điển hình sau: 

  • Đau tức ngực: Thường xảy ra khi hoạt động thể dục, thể thao hoặc có khi kể cả lúc nghỉ ngơi, sau ăn. 
  • Khó thở, mệt mỏi: Đặc biệt là khi gắng sức.
  • Ngất xỉu: Nhịp tim không đều hoặc phản ứng bất thường trong mạch máu khi tập thể dục có thể gây ngất xỉu hoặc không tìm ra nguyên nhân. 
  • Rối loạn nhịp tim: Khoảng 25% người bị bệnh cơ tim phì đại bị rung nhĩ, làm tăng hình thành cục máu đông và suy tim. 
  • Người bệnh có thể bị sưng phù ở chi dưới hoặc tĩnh mạch cổ.  

Cách chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại 

Để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại trước tiên bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về triệu chứng và tiền sử gia đình. Sau đó bạn có thể sẽ là những xét nghiệm như khám tim, phổi. Những người bị bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại có thể có tiếng thổi ở tim. 

Siêu âm tim là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại vì nó cho thấy sự thay đổi độ dày cơ tim và dòng máu bị tắc nghẽn. Ngoài ra người bệnh có thể phải làm các xét nghiệm khác như: 

  • Điện tâm đồ (ECG): Phát hiện thay đổi bất thường của nhịp tim, cảnh báo cơ tim đang dày lên. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Kiểm tra căng thẳng. 
  • Holter điện tâm đồ: Theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian nhất định để kịp thời phát hiện mỗi khi nhịp tim bất thường.

Bị bệnh tim to có nguy hiểm không? 

Câu trả lời là “có”. Cơ tim phì đại sẽ làm giảm chức năng tim, rối loạn hệ thống điện tim và gây ra biến chứng nguy hiểm như suy tim, rung nhĩ, đột tử.

 

 benh-phi-dai-co-tim-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-dot-tu-do-tim

Bệnh phì đại cơ tim là nguyên nhân phổ biến gây đột tử do tim

  • Suy tim: Cơ tim càng ngày càng dày lên khiến tim khó co bóp, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đi nuôi cơ thể. Lâu dần dẫn đến suy tim. 
  • Hở van 2 lá: Cơ tim dày lên làm chặn dòng máu đi ra khỏi tim, làm van 2 lá khi đó nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái không đóng đúng cách. Kết quả máu có thể rò rỉ ngược lại vào tâm nhĩ trái. Lâu ngày gây hở van 2 lá. 
  • Thiếu máu cơ tim: Tim không đủ khả năng bơm máu dẫn đến không đủ lượng máu nuôi tim. Do đó, người bệnh sẽ thấy những cơn đau thắt ngực. mệt mỏi, khó thở khi gắng sức. 
  • Rung tâm nhĩ: Cơ tim dày lên và thay đổi cấu trúc của tế bào cơ tim gây ra những thay đổi trong hệ thống điện tim, dẫn đến tim đập quá nhanh và không đều. Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, tăng khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 
  • Giãn cơ tim: Theo thời gian, tâm thất phải giãn ra để đủ thể tích chứa máu, lâu dần làm giảm sức co bóp cơ tim. 
  • Ngất xỉu hoặc đột tử do tim: Nhịp tim không đều hoặc mạch máu bị tắc nghẽn đôi khi có thể gây ngất xỉu. Ngất không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến đột tử do tim. 
  • Theo nghiên cứu, bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân phổ biến gây đột tử do tim ở người bệnh dưới 35 tuổi và ở một số vận động viên trẻ tuổi.

Để tránh rủi ro của bệnh tim to, người bệnh cần được điều trị ngay khi phát hiện bệnh và kết hợp nhiều giải pháp điều trị. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.

Thiết kế chưa có tên (2).png

 

Bệnh tim to có chữa được không?

Bệnh cơ tim phì đại là bệnh do đột biến gen và do di truyền nên hoàn toàn không thể chữa khỏi được. 

Mục đích điều trị là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và phòng ngừa đột tử do tim ở những người có nguy cơ cao. 

Cách chữa bệnh tim to giúp giảm triệu chứng và tránh rủi ro

Điều trị bệnh tim to cũng như bệnh tim mạch nói chung đòi hỏi người bệnh cần kiên trì phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị phì đại cơ tim gồm:

  • Thuốc chẹn beta: Thuốc làm giãn mạch, giảm nhịp tim, giảm gánh nặng lên tim và làm tim co bóp dễ dàng hơn. 
  • Thuốc chẹn kênh calci: Giãn mạch, hạ huyết áp, giúp tim thư giãn, co bóp dễ dàng hơn. 
  • Thuốc chống đông: Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do nhồi máu cơ tim. 
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm phù nề. 
  • Thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng viêm nội tâm mạc. 

Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã ổn định.

Dùng sản phẩm hỗ trợ tăng chức năng tim & giảm kích thước buồng tim

Hiện nay, nhiều chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ tim mạch với thuốc điều trị Tây y để tăng hiệu quả và kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada, tại Việt Nam có sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108 cho hiệu quả giúp:

  • Giảm các triệu chứng tim mạch rõ rệt như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho khan, phù nề…
  • Tăng cường chức năng bơm máu của tim, tăng chỉ số phân suất tống máu của tim
  • Giảm kích thước các buồng tim và ngăn suy tim tiến triển.

Kết hợp sản phẩm này cùng thuốc điều trị sẽ là giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát triệu chứng và rủi ro của bệnh cơ tim phì đại hiệu quả nhất.

Can thiệp phẫu thuật xâm lấn

Khi người bệnh không còn đáp ứng được với thuốc hay bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng các bác sĩ sẽ quyết định can thiệp phẫu thuật. Một số các thủ thuật phẫu thuật hoặc không phẫu thuật được sử dụng trong điều trị bệnh tim to: 

  • Cắt bỏ vách ngăn: Còn được gọi là thu nhỏ vách ngăn, là một phẫu thuật tim hở và được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị cơ tim tắc nghẽn dù đã dùng thuốc nhưng không đỡ. Bác sĩ sẽ cắt một phần cách ngăn dày giúp thể tích tim to hơn và khôi phục lượng máu trong tim ra ngoài cơ thể.
  • Cắt vách ngăn bằng cồn: Còn được gọi là liệu pháp giảm vách ngăn không phẫu thuật. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng cồn Ethanol tiêm vào một ống mạch nhỏ cung cấp máu cho cơ tim. Tác dụng của nó là làm chết các mô tim, từ đó cơ tim co lại về kích thước bình thường. Tuy nhiên, thủ thuật này không phù hợp với những bệnh nhân cao tuổi do rủi ro và biến chứng tăng dần theo độ tuổi.
  • Đặt các thiết bị giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn: Máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim, thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT).
  • Ghép tim: Ở người bệnh giai đoạn cuối không thể can thiệp bất kỳ phương pháp nào nữa các bác sĩ sẽ quyết định thay cho bệnh nhân một trái tim khỏe của người hiến tặng. 

viec-can-thiep-xam-lan-la-can-thiet-neu-nguoi-benh-khong-con-dap-ung-voi-thuoc

Việc can thiệp xâm lấn là cần thiết nếu người bệnh không còn đáp ứng với thuốc

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người tim to

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh cũng cần thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học. Điều này giúp làm thúc đẩy quá trình cải thiện tình trạng và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Người bệnh cần chú ý: 

  • Kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày. Theo khuyến cáo, người bệnh tim mạch chỉ nên ăn 5gam muối/ngày. 
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ từ rau xanh và hoa quả nhiều màu sắc.
  • Hạn chế nạp vào cơ thể những chất béo xấu từ thực phẩm chiên, rán, xào, bơ, nội tạng, da động vật. Thay vào đó người bệnh có thể sử dụng bơ và dầu được chiết xuất từ thực vật như: Dầu oliu, hạt cải, hướng dương. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít nước). Tránh các loại nước ngọt có ga, các chất kích thích rượu, bia, cafe. Bạn nên bỏ hoặc hạn chế tối đa thói quen hút thuốc lá. 
  • Duy trì tập thể dục thể thao: Đối với người bệnh tim mạch nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh gắng sức. Tập luyện đều đặn 30 phút-1 tiếng mỗi ngày, 5 ngày/ tuần sẽ giúp người bệnh có một hệ tuần hoàn khỏe mạnh. lưu lượng máu đến tim được cải thiện. 
  • Đối với người bệnh mắc các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường. Cần kiểm soát chỉ số đường huyết và huyết áp hàng ngày. 
  • Ngủ đủ giấc và hạn chế làm việc căng thẳng, stress cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.

mot-che-do-an-uong-khoa-hoc-se-giup-kiem-soat-benh-tot-hon

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

Mặc dù bệnh to tim không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể chung sống với nó một cách khỏe mạnh, bình thường. Bạn không cần quá lo lắng, hãy giữ một tinh thần lạc quan kết hợp với lối sống tích cực sẽ giúp cải thiện và kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Cẩm Vân

 

Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypertrophic-cardiomyopathy/symptoms-causes/syc-20350198#:~:text=Hypertrophic%20cardiomyopathy%20(HCM)%20is%20a,few%2C%20if%20any%2C%20symptoms.

https://www.heart.org/en/health-topics/cardiomyopathy/what-is-cardiomyopathy-in-adults/hypertrophic-cardiomyopathy

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17116-hypertrophic-cardiomyopathy

 

Bình luận