Tôi bị tăng huyết áp đã nhiều năm nay, gần đây hay bị khó thở, nặng ngực khi chơi thể thao. Đi khám ở phòng khám gần nhà, bác sĩ nghi là bị dày thất trái. Xin hỏi tôi cần làm thêm xét nghiệm nào để biết chính xác bị dày thất trái và có cách nào để điều trị hay không?

Dày thất trái không khó để chẩn đoán nhưng điều trị là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn không có giải pháp điều trị hiệu quả, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển thành suy tim.

Chẩn đoán dày thất trái bằng cách nào?

Để xác định chính xác có bị dày thất trái hay không, bạn cần tới bệnh viện thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

- Điện tâm đồ: phương pháp này giúp ghi lại các tín hiệu điện tim, qua đó giúp bác sĩ phát hiện được chức năng tim bất thường và sự tăng mô cơ tâm thất trái, được gọi là hình ảnh dày thất trái trên điện tim hay trên điện tâm đồ.

- Siêu âm tim: Hình ảnh siêu âm tim có thể cho thấy các mô cơ bị dày lên ở tâm thất trái, lưu lượng máu qua tim trong mỗi nhát bóp và các bất thường liên quan đến phì đại thất trái, như hẹp van động mạch chủ.

- Chụp cộng hưởng từ MRI: Có thể cho thấy hình ảnh của trái tim giúp chẩn đoán dày thất trái.

Giải pháp ngăn bệnh tiến triển thành suy tim

Tình trạng dày thất trái của bạn là do tăng huyết áp lâu năm gây ra. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển dày lên của tâm thất trái và ngăn ngừa ngừa biến chứng suy tim thì bạn cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp. Một số nhóm thuốc thường dùng như: thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu… Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống và tập luyện:

- Ăn giảm muối. Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều chất béo thay vào đó nên bổ nhiều rau xanh và trái cây tươi…

- Tập thể dục vừa sức, điều độ mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường chức năng tim.

- Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cùng với thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa suy tim.

Dù có được chẩn đoán dày thất trái hay không thì bạn cũng cần thực hiện những điều trên để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp và nâng cao sức khỏe tim mạch, phòng ngừa biến chứng tim mạch sau này.

Thân mến!

Bình luận

  • Nguyễn hoàng thuận
    Nguyễn hoàng thuận - Gửi lúc 16:29 07/06/2023
    Chào bs,con e đc 17 tháng tuổi bé có bị nhịp nhanh trên thất.dạo tái khám gần đây bs trên bv nhi đồng 2 siêu âm tim có kết luận thất trái dày nhẹ, k biết có ảnh hưởng tới sk của bé k,và có cách điều trị gì k bs,e lo quá
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn. Dày thất trái là bệnh lý thường gặp nhất của phì đại tâm thất ở tim. Dày thất trái là sự phì đại và dày lên ở thành tâm thất trái - buồng tim phía dưới, bên trái tim, làm nhiệm vụ bơm máu giàu oxy từ tim tới nuôi dưỡng mọi cơ quan trong cơ thể. Hiện tại bé nhà mình còn khá nhỏ nên bạn đừng quá lo lắng mà theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ bạn nhé. Chúc bé mau khỏe.
  • Quách luan
    Quách luan - Gửi lúc 15:54 08/06/2022
    Thưa bs cháu mới đi khám ở vien tim mạch hà Nội về kq siêu âm tim là bị dày thất trái đồng tâm mà bs lại bảo cháu là bt bảo cháu chơi thể thao thoải mái.cháu k hiểu sao bs lại bảo cháu bt ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn.
      Trường hợp của bạn có thể chỉ đang ở mức độ nhẹ cho nên chưa ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng vận động sinh hoạt hàng ngày cho nên bác sĩ mới kết luận sức khoẻ của bạn bình thường. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng nhiều. Điều quan trọng hiện nay bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý... tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra để giúp tăng cường chức năng tim mạch được cải thiện tốt hơn bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ cho bệnh nhân tim mạch đã có nghiên cứu lâm sàng để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.