Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Nắm rõ để nhanh hồi phục, ít tái phát
Nhồi máu cơ tim nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm
Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
Để nhanh hồi phục sức khỏe sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh nên ăn các thực phẩm có lợi cho tim mạch như: các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc và hạt, trái cây giàu anthocyanins, thực phẩm chứa chất béo tốt, thịt giàu protein...
Rau có màu xanh lá đậm
Những loại rau màu xanh lá đậm thường giàu vitamin, khoáng chất và nitrat nên rất tốt cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Trong đó, nitrat là hoạt chất có tác dụng giãn nở các mạch máu và tăng cường oxy đến nuôi dưỡng cơ tim, từ đó giúp cải thiện bệnh mạch vành và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát trong tương lai.
Các loại rau xanh mà người bệnh sau nhồi máu cơ tim nên bổ sung vào chế độ ăn bao gồm: Rau diếp cá, rau chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải, cải xoăn, xà lách, đậu Hà Lan, cải ngọt…
Các loại hạt và ngũ cốc
Người bệnh tim mạch, đặc biệt là sau nhồi máu cơ tim đều được khuyến cáo nên ăn các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện sức khỏe. Các loại hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và omega-3 dồi dào nên mang đến nhiều tác dụng như: chống viêm, ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Dưới đây là các loại hạt dinh dưỡng mà người bệnh có thể dễ dàng mua tại các siêu thị, cửa hàng như (đậu đen, hạnh nhân, óc chó, hạt chia...) hoặc ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, yến mạch, gạo lứt…).
Ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt giúp hỗ trợ hồi phục tình trạng nhồi máu cơ tim hiệu quả
Trái cây giàu anthocyanins
Anthocyanins là chất chống oxy hóa đã được chứng minh có công dụng bảo vệ các mạch máu và tim mạch. Người bệnh nhồi máu cơ tim sử dụng các thực phẩm giàu anthocyanins sẽ giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời còn được tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa được xơ vữa động mạch vành.
Anthocyanins thường có nhiều trong các loại trái cây màu tím, đỏ, xanh như quả anh đào, việt quất, khoai lang tím, dâu tằm, cà tím…
Thực phẩm chứa chất béo tốt
Nhiều người bệnh cho rằng bị nhồi máu cơ tim cần kiêng hẳn chất béo. Tuy nhiên, bổ sung một lượng phù hợp các chất béo tốt có thể đem đến nhiều lợi ích cho tim mạch. Bởi lẽ, chất béo tốt giúp giảm lượng mỡ xấu (nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa động mạch), cải thiện cơn đau thắt ngực và phòng ngừa đột quỵ.
Các chất béo tốt cụ thể bao gồm chất béo đơn không bão hòa và chất béo đa không bão hòa, được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như:
- Bơ.
- Dầu oliu, dầu Canola.
- Các loại hạt và bơ.
- Sữa không béo hoặc ít béo như: sữa tách béo, sữa chua, kem chua và pho mát.
Trong đó, dầu oliu là được đánh giá cao bởi là loại dầu giàu chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ mạch máu. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích người bệnh tim mạch nên tiêu thụ khoảng 2 muỗng dầu oliu mỗi ngày.
Loại thịt giàu protein
Thịt giàu protein và ít chất béo sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Người bệnh nhồi máu cơ tim nên bổ sung các loại thịt như: thịt cá, thịt gà, thịt vịt… Đặc biệt, người bệnh nên tăng cường protein lành mạnh khác như: trứng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng...
Các loại cá giàu omega-3
Cá hồi được xem là “siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe của người bệnh sau nhồi máu cơ tim
Nhắc đến thực phẩm tốt cho người bệnh nhồi máu cơ tim, không thể không kể đến các loại cá giàu Omega-3. Đây là loại chất béo lành mạnh giúp điều hòa huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim, rất có lợi cho tình trạng của người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Một số loại cá bạn nên bổ sung vào thực đơn bao gồm: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá mòi…
Cacao và socola đen
Không chỉ là món ăn ngon miệng, cacao và socola đen cải thiện và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Trong nghiên cứu của Viện Tim mạch Gia Đình Quốc gia (FHS) được thực hiện trên 2217 người tham gia đã chỉ ra bổ sung socola đen giúp giảm mảng xơ vữa vôi hóa trong động mạch vành.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tiêu thụ socola liên quan đến việc giảm tỷ lệ đột quỵ, bị bệnh tim và đái tháo đường. Trong đó, socola đen được đánh giá cho lợi ích tốt hơn đối với bệnh nhồi máu cơ tim bởi chứa hàm lượng cacao cao hơn socola sữa.
Rượu vang đỏ
Một chút rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ là lựa chọn tốt cho tim mạch và tình trạng người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Lý do đến từ thành phần resveratrol và catechin có trong rượu vang đỏ với công dụng bảo vệ thành động mạch, đồng thời tăng lipoprotein mật độ cao (HDL cholesterol) - loại cholesterol có lợi cho cơ thể.
Để tăng cường sức khỏe tim mạch, các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng một ly vang đỏ đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
Người bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì?
Theo các chuyên gia tim mạch, người bệnh nhồi máu cơ tim nên tuân thủ chế độ ăn ít muối, ít chất béo xấu, đặc biệt là tránh ăn nhiều chất bột đường.
Nhiều người bệnh thường nghĩ chỉ có ăn nhiều chất béo mới làm tăng xơ vữa mạch máu và khiến cơn nhồi máu cơ tim tái phát. Nhưng thực tế, việc ăn nhiều chất bột đường còn làm tăng rủi ro này cao hơn. Chất này không chỉ khiến đường máu tăng cao khiến mạch máu dễ bị tổn thương mà còn là nguyên liệu để gan tạo ra nhiều cholesterol hơn.
Cụ thể, các thực phẩm người bệnh sau cơn nhồi máu cần hạn chế bao gồm:
- Thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thức ăn đóng hộp (từ rau và đậu).
- Thức ăn đông lạnh đã qua chế biến.
- Các loại thức ăn ngọt như: bánh quy, bánh ngọt, kem,...
- Các loại gia vị như: tương cà, nước sốt đóng gói sẵn, mayonnaise,...
- Các loại thịt đỏ: thịt cừu, thịt bò, thịt heo,...
- Các đồ uống như: cà phê, rượu (từ rượu vang đỏ), bia,...
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: da thịt gia cầm, mỡ động vật, sữa nguyên kem, phô mai,...
Lưu ý về chế độ ăn cho người bị nhồi máu tim theo từng giai đoạn
Ở mỗi giai đoạn sau nhồi máu cơ tim, chế độ ăn dành sẽ có sự khác biệt
Theo Viện tim mạch Việt Nam, mỗi giai đoạn của bệnh nhồi máu cơ tim sẽ cần kết hợp với một chế độ ăn khác nhau. Dưới đây sẽ là 3 chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn: cấp tính, bán cấp tính và giai đoạn liền sẹo trong nhồi máu cơ tim.
Giai đoạn cấp tính
Tuần đầu tiên sau khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt. Lúc này, người bệnh nên hướng đến chế độ dinh dưỡng ít năng lượng với các đồ ăn nhẹ như: canh, súp, cháo loãng, cháo hầm, nước rau củ, sản phẩm từ sữa chua, kết hợp thêm trái cây, mật ong hoặc trà. Ngược lại, tuyệt đối không nên tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường và cần loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi khẩu phần ăn.
Giai đoạn bán cấp tính (sau khi đặt stent)
Đối với trường hợp cần can thiệp đặt stent sau nhồi máu cơ tim, mỗi ngày người bệnh cần ăn từ 6-7 bữa nhỏ. Trong đó, bữa cuối phải cách 3 tiếng trước khi đi ngủ. Tổng lượng calo người bệnh tiêu thụ mỗi ngày không được vượt quá 1.100kCal. Các nhóm thức ăn như trái cây, rau củ cần được tăng cường sử dụng và thức ăn dầu mỡ, nhiều tinh bột nên cắt giảm bớt. Giai đoạn này người bệnh đã được phép sử dụng muối, nhưng không được quá 5g/ngày.
Giai đoạn liền sẹo
Sau khi xuất viện, người bệnh có thể thoải mái hơn trong vấn đề ăn uống nhưng vẫn giữ nguyên tắc hạn chế muối và mỡ. Chế độ ăn với 60% tinh bột và 30% protein là thích hợp với người bệnh sau nhồi máu cơ tim giai đoạn này.
Số bữa ăn mỗi ngày nên từ 3-4 bữa nhưng lượng Calo cần tăng lên khoảng 2.200 kCal. Các thực phẩm bạn nên ăn vào giai đoạn này là: hoa quả khô (nho, táo sấy khô), táo, lê, rau trộn hoặc nghiền, thịt cá, thịt gà, gạo,... Chế độ dinh dưỡng càng phong phú và cân bằng, người bệnh nhồi máu cơ tim càng nhanh hồi phục.
Chế độ ăn ở giai đoạn liền sẹo sau nhồi máu cơ tim cần đa dạng, đủ dinh dưỡng
Một số lời khuyên giúp bạn phòng nhồi máu cơ tim tái phát tốt hơn
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, thói quen sống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn điều chỉnh lối sống phù hợp với tình trạng sau nhồi máu cơ tim:
- Tuân thủ điều trị: Người bệnh cần dùng thuốc chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt mỡ máu, đường huyết hay huyết áp và thăm khám định kỳ để theo dõi kịp thời diễn tiến của bệnh.
- Tập thể dục đều đặn: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến khích người bệnh nên có ít nhất 150 phút vận động vừa phải mỗi tuần như đi bộ, đi bơi, tập yoga…
- Giảm cân: Nếu đang thừa cân, bạn phải ngay lập tức có kế hoạch phù hợp để giảm cân.
- Quản lý căng thẳng: Bạn nên giữ tinh thần thoải mái hoặc áp dụng một số giải pháp thư giãn để giảm căng thẳng, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
- Bỏ hút thuốc: Thuốc lá là “kẻ thù” số 1 của bệnh tim mạch và hàng loạt các căn bệnh khác. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối hạn chế sử dụng chúng, đặc biệt là sau khi bị nhồi máu cơ tim.
Để tăng hiệu quả hỗ trợ phục hồi và ngăn chặn tái phát nhồi máu cơ tim, nhiều chuyên gia tim mạch khuyến khích người bệnh sử dụng thêm những sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược.
Các thảo dược thiên nhiên như Đan Sâm, Hoàng Đằng hay mới đây là chiết xuất Thông Dahurian đã được chứng minh có thể tăng lưu thông máu đến tim, chống xơ vữa, phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Không những thế, việc kiên trì sử dụng các thảo dược còn giúp bảo vệ cơ tim, tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim và giảm nguy cơ “nhờn thuốc điều trị”.
Người bệnh hãy lựa chọn các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc uy tín, được chứng minh lâm sàng hay đăng lên các tạp chí lớn để đạt được hiệu quả cũng như đảm bảo độ an toàn.
Xem thêm: Bất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với người thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành
Một chế độ ăn tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hồi phục của người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời chi tiết về vấn đề nhồi máu cơ tim nên ăn gì và không nên ăn gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng!
Link tham khảo: webmd, healthline, healthline
Bình luận