Thiếu máu cơ tim là tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không thể nhận đủ oxy cần thiết cho các hoạt động co bóp tống máu. Thiếu máu cơ tim gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, vì vậy bạn cần nhận biết sớm triệu chứng thiếu máu cơ tim để điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu thiếu máu cơ tim điển hình

Triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình được biết đến nhiều nhất là đau thắt ngực. Cảm giác đau sẽ bắt đầu ở vùng ngực trái trước tim nhưng đôi khi bạn có thể chỉ cảm thấy khó chịu, hoặc cảm giác nặng, bị đè ép ở vùng sau xương ức. 

Cơn đau có thể lan dần đến cổ, hàm, vai trái và cánh tay trái. Đi kèm theo các cơn đau thường là cảm giác hồi hộp lo âu, khó thở, vã mồ hôi lạnh tập trung vùng đầu cổ, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực và choáng váng.

Tần suất xuất hiện cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim không cố định. Một số người chỉ vài tuần, vài tháng có 1 lần nhưng cũng có người bệnh bị đau vài lần trong 1 ngày (thiếu máu cơ tim nặng). Đặc biệt, dựa vào thời gian xuất hiện, đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim được chia thành 2 dạng: 

Đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định là các cơn đau xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức, rơi vào trạng thái căng thẳng, xúc động mạnh hoặc khi thời tiết quá lạnh. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu đến cơ tim nặng, cơn đau cũng có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi.

Cơn đau thắt ngực ổn định thường chỉ kéo dài vài phút (trung bình là 5 phút) và sẽ giảm dần khi người bệnh được nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. Nếu cơn đau kéo dài từ 15 - 20 trở lên, bạn cần nghĩ ngay đến nhồi máu cơ tim để có biện pháp xử trí kịp thời.

Cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện khi làm việc nặng, leo cầu thang

Cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện khi làm việc nặng, leo cầu thang

Đau thắt ngực không ổn định

Nếu như đau thắt ngực ổn định chỉ xảy ra khi bạn làm việc gắng sức và stress thì các cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xảy đến bất cứ khi nào, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ. Cơn đau thắt ngực không ổn định thường kéo dài từ 10 đến 15 phút và tái phát nhiều lần.

Các cơn đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong đột ngột. Ngay cả khi cấp cứu kịp thời thì người bệnh vẫn có nguy cơ mắc các di chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy tim…

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giảm đau thắt ngực và ngăn chặn các biến cố nguy hiểm cho người bệnh thiếu máu cơ tim. Hãy gọi ngay tới hotline 0981 238 219 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn.

Chèn nút hotline

Triệu chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng

Trong một số trường hợp, người bị thiếu máu cơ tim sẽ không có triệu chứng đau thắt ngực, thay vào đó sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như là chứng khó tiêu hay bệnh cảm cúng. Đây được gọi là triệu chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng

Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng bao gồm:

  • Mệt mỏi: người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng để làm việc.
  • Bụng khó chịu hoặc nôn mửa: cảm giác tiêu hóa gặp khó khăn, hay có cảm giác đầy trướng bụng, xuất hiện chứng ợ nóng, thường nhầm lẫn với chứng khó tiêu
  • Khó thở, chóng mặt: cảm giác ngột ngạt, khó thở, thở bị hụt hơi, người bệnh càng vận động thì cảm giác khó thở càng thường xuyên hơn.
  • Tim đập nhanh: cảm giác nặng nề và có sức ép ở vùng ngực, tim đập nhanh hơn kèm với đánh trống ngực
  • Phù chi hoặc phù phổi: do chất lỏng tích tụ nhiều trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy khó ngủ, phải kê gối cao mới ngủ được, triệu chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân đang ở giai đoạn bệnh nặng.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường xảy ra với các bệnh nhân có ngưỡng chịu đau cao hơn, người cao tuổi hoặc người bệnh có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… Trong đó những trường hợp đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh thái đường có nguy cơ đặc biệt cao.

Khó thở, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu thầm lặng của thiếu máu cơ tim

Khó thở, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu thầm lặng của thiếu máu cơ tim

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim thầm lặng thường khá mơ hồ, không rõ ràng về cường độ và tần suất xảy ra. Tuy nhiên tình trạng này lại dễ dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim cấp, gây ra tử vong. Vì vậy nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim cấp (nhồi máu cơ tim)

Thiếu máu cơ tim có thể gây ra biến chứng cấp tính nguy hiểm nhồi máu cơ tim. Theo thống kê có đến 30% bệnh nhân nhồi máu cơ tim tử vong trước khi nhập viện. Cơn nhồi máu cơ tim thường xảy đến bất ngờ và khó kiểm soát vì người bệnh cần nắm được các dấu hiệu sau đây để cấp cứu kịp thời.

  • Đau thắt vùng ngực trái, cơn đau âm ỉ và kéo dài hơn bình thường, gây cảm giác chèn ép ngực, các cơn đau lan dần sang vùng cổ, hàm, cánh tay. Các triệu chứng có thể kèm theo như chóng mặt, hoa  mắt, vã mồ hôi lạnh vùng đầu cổ, đầy hơi, chướng bụng, …
  • Tim đập nhanh làm người bệnh cảm thấy khó ngủ, bồn chồn, lo âu và các triệu chứng này thường đến trước vài tuần khi cơn nhồi máu cơ tim đến.

Không phải tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu nhồi máu cơ tim thì đều có các triệu chứng cảnh báo giống nhau. Tùy vào từng người và từng giai đoạn mà sẽ có các dấu hiệu cảnh báo nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, bạn càng có nhiều dấu hiệu thì nguy cơ cơn nhồi máu cơ tim càng đến gần. 

Chính vì thế, bất cứ khi nào có dấu hiệu nghi ngờ cảnh báo bạn cần dừng các hoạt động thể chất nặng, nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hiểu rõ tình trạng bệnh của bản thân.

Các cơn đau thắt ngực cường độ mạnh, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhồi máu cơ tim

Các cơn đau thắt ngực cường độ mạnh, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhồi máu cơ tim

Các cách giúp bạn giảm triệu chứng thiếu máu cơ tim

Một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn xây dựng cho mình một lộ trình kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do thiếu máu cơ tim hiệu quả:

  • Tuân thủ dùng thuốc: Thiếu máu cơ tim là bệnh mãn tính với cơ chế gây bệnh phức tạp. Do đó bạn vẫn cần sử dụng thuốc để đảm bảo có thể kiểm soát bệnh toàn diện và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến. 
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh: Để giảm thiểu triệu chứng được hiệu quả nhất, bạn đừng bỏ qua việc kết hợp một chế ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Ngoài các lời khuyên thường thấy như ăn tăng rau, giảm muối, giảm mỡ, người bệnh thiếu máu cơ tim cần hạn chế ăn nhiều chất bột đường. Nghiên cứu cho thấy, khi ăn nhiều chất bột đường, đường huyết tăng sẽ kéo theo mỡ máu và nguy cơ tắc hẹp động mạch vành cao hơn.
  • Kết hợp sử dụng thảo dược: Biện pháp sử dụng thảo dược đang dần trở nên được ưa chuộng bởi độ an toàn và hiệu quả mà nó đem lại. Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, các nhà khoa học của Viện Hàn Lâm Khoa học Nga đã phát hiện ra chiết xuất trong Thông Dahurian có thể bảo vệ hệ thống mạch vành cấp máu nuôi tim 1 cách toàn diện. Không chỉ giúp chống xơ vữa, chiết xuất này còn ngăn chặn các rối loạn ở những mạch máu nuôi tim nhỏ nhất (vi mạch), từ đó mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm đau thắt ngực, thiếu máu đến tim tốt hơn.

Xem thêm: Bất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, là nỗi lo của nhiều người. Đừng chủ quan dù là triệu chứng đơn giản nhất. Hãy quan sát bản thân mỗi ngày, thường xuyên cập nhật nhiều kiến thức về bệnh để phát hiện kịp thời và lên kế hoạch điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhé!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: healthline, webmd, mayoclinic, timmachhoc.vn

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang Platinum giúp tăng lưu thông máu đến tim, giảm đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim

Bình luận