Hồi hộp tim đập nhanh trong vòng vài phút hay chỉ vài giây thoáng qua không đơn giản chỉ là những biểu hiện của cảm xúc nhất thời, mà là dấu hiệu của một vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Hiểu được nguyên nhân của tình trạng này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời và điều trị có hiệu quả tốt hơn.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải cảm giác hồi hộp tim đập nhanh hay đánh trống ngực một vài lần trong đời. Đôi khi, bạn cũng có thể cảm giác tim mình như bỏ lỡ mất một nhịp tim. Tình trạng này thường là vô hại và không có gì cần lo lắng nếu sức khỏe của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Các triệu chứng trên chỉ nguy hiểm khi chúng xuất hiện thường xuyên hoặc đi kèm với một số biểu hiện khác như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đau thắt ngực... Lúc này, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây hồi hộp, tim đập nhanh ngoài tim

Lo lắng, căng thẳng

Hồi hộp, tim đập nhanh có thể xuất hiện khi cơ thể có sự tăng đột biến hormone adrenaline – loại hormone được cơ thể tiết ra khi bạn đang trong trạng thái lo lắng, sợ hãi hoặc phấn khích.

Bởi vậy, nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, hãy cố gắng giải tỏa bằng các kỹ thuật thư giãn như yoga, nghe nhạc, làm những gì bạn thích và gác lại những lo lắng từ công việc, cuộc sống.

Stress-la-mot-nguyen-nhan-gay-hoi-hop-tim-dap-nhanh

Stress là một nguyên nhân gây hồi hộp tim đập nhanh

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không phù hợp, chẳng hạn như ăn quá cay, uống quá nhiều cà phê, rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác cũng là nguyên nhân gây ra hồi hộp, tim đập nhanh. Do đó, hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu, cà phê và thuốc lá.

Thuốc

Hồi hộp, tim đập nhanh cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc xịt hen suyễn, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc cảm cúm... Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ về việc thay loại thuốc mới.

Thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh

Tim đập nhanh khó thở cũng có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian người phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thay đổi tạm thời và không đáng lo ngại.

Bệnh tật và các vấn đề sức khỏe

Một số điều kiện có thể khiến tim đập nhanh hơn, gây ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực là:

-  Bệnh cường giáp

-  Hạ đường huyết

-  Thiếu máu

-   Huyết áp thấp

-   Sốt cao trên 38 độ C

-   Mất nước

-   Bệnh tim mạch

Nếu triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, bồn chồn, lo âu, mất ngủ đang làm phiền bạn, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 (miễn cước) để được hướng dẫn cách ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực hiệu quả.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Hồi hộp, tim đập nhanh - dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp thường xuyên hoặc các triệu chứng đi kèm như chóng mặt, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở… bạn cần đi bệnh viện chuyên khoa tim mạch để kiểm tra sớm. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc vấn đề về nhịp tim, trong đó phổ biến là nhịp nhanh trên thất (SVT) hoặc rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim.

 Hoi-hop-tim-dap-nhanh-co-the-la-bieu-hien-cua-mot-roi-loan-nhip-tim-nghiem-trong

Hồi hộp, tim đập nhanh có thể là biểu hiện của một rối loạn nhịp tim nghiêm trọng

Nhịp nhanh trên thất (SVT)

Nhịp nhanh trên thất là một dạng rối loạn nhịp tim gây ra các nhịp tim nhanh bất thường nằm ở phía trên tâm thất (buồng dưới của tim). Nhịp nhanh trên thất thường không nguy hiểm nhưng nếu nó thường xuyên xuất hiện và thời gian diễn ra kéo dài, bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch để được điều trị.

Rung nhĩ

Rung nhĩ là bệnh thường gặp nhất trong các dạng rối loạn nhịp tim. Tại nước Anh, rung nhĩ  gây ra nhịp tim nhanh ở trên 800.000 người, thường gặp nhất ở những người trên 55 tuổi. Rung nhĩ là tình trạng tâm nhĩ (buồng trên của tim) đập nhanh và hỗn loạn, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, khó thở và rất mệt mỏi. Rung nhĩ thường không đe dọa tính mạng người bệnh ngay nhưng lâu dài có thể thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ vì vậy cần được theo dõi và điều trị sớm.

Rối loạn thần kinh tim

Hồi hộp, tim đập nhanh là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật hay rối loạn lo âu. Đây là một dạng rối loạn về hệ thần kinh điều khiển nhịp tim, gây ra các biểu như một bệnh tim, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an, lo sợ bị đột quỵ, tuy nhiên khi đi khám lại không hề có tổn thương thực thế tại tim nên không được điều trị phù hợp. Điều này góp phần tạo nên vòng xoáy bệnh lý, là nỗi bất an của người bệnh, gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của bản thân họ và gia đình của họ.

Các rối loạn nhịp tim khác

Ngoài các dạng rối loạn nhịp kể trên thì những người bị ngoại tâm thu, tim bỏ nhịp, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh xoang, rối loạn nhịp tim… cũng thường có triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh kèm theo khó thở, mệt mỏi, bồn chồn, lo âu cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng huyết khối, đột quỵ, suy tim.

Bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh tim mạch đều không thể coi thường, ngay cả với những triệu chứng đơn giản như cảm giác hồi hộp tim đập nhanh. Bạn nên sắp xếp thời gian để có thể đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Thường xuyên khám định kỳ sức khỏe sẽ giúp bạn sàng lọc bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là bệnh lý về tim mạch.

Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 (miễn cước).

AnyConv.com__ĐT-219.webp

 Xem thêm:

Tham khảo: www.nhs.uk/conditions/Heart-palpitations/Pages/Introduction.aspx 

Bình luận

  • Bùi thị my
    Bùi thị my - Gửi lúc 16:10 22/03/2023
    Tim của e lúc nào cũng đập nhanh từ 109 đến 115 e đi khám thì bsi bảo chắc do hồi hộp cho e hỏi nếu bị u tuyến giáp thì có ảnh hưởng tới nhịp tim k ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Bạn hiện đang sử dụng phương pháp cải thiện nào chưa? Nếu bị tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Rối loạn nhịp có thể gây nên các triệu chứng như: Hồi hộp, trống ngực, cảm giác hẫng hụt ở ngực, tức ngực hoặc khó thở đi kèm,... Không biết bạn có gặp phải những triệu chứng này không? Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm có thành phần từ khổ sâm sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
  • Hùng anh
    Hùng anh - Gửi lúc 02:55 12/04/2021
    Tim của em lúc nào cũng đập nhanh, kể cả lúc nghỉ ngơi, cảm giác hồi hộp, em đi khám dc chuẩn đoán là nhịp xoang nhanh và hở nhẹ van 3 lá và được kê thuốc là ziQ và Hacinol-HD, uống hết liệu trình nhưng vẫn không khỏi, năm nay em mới có 19t mong các bác sĩ cho em lời khuyên và cách điều trị ạ. E xin chân thành cảm ơn ạ!
    • https://dongtay.net.
      Chào bạn.Với những biểu hiện bạn chia sẻ bạn đang bị rối loạn nhịp tim do nhịp nhanh gây ra. Hiện tại ZiQ là thuốc bổ cho tim và Ha.cinol -HD là Vitamin tổng hợp. Chính vì vậy có thể chưa tác động được nhiều vào tình trạng rối loạn nhịp tim mà bạn đang gặp. Vì vậy trước mắt bạn sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như:- Tăng cường nhiều hoa quả tươi nhiều vitamin các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.- Bổ sung các vitamin nhóm B và C như: hải sản, đậu, chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí ngô, rau dền, khoai lang, trái cây họ cam quýt, bưởi…– Kiểm soát tâm lý, nhịp tim và hạn chế căng thẳng bằng cách luyện tập ngồi thiền, hít sâu thở chậm, tập yoga, bởi stress cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nhịp tim.Đồng thời để giúp nhịp tim được ổn định bạn nên kết hợp sản phẩm được bào chế từ tinh chất Khổ sâm tác động đến hệ thống dẫn truyền nên cải thiện biểu hiện mà bạn đang gặp.Thân mến!
  • Hoàng Hảo
    Hoàng Hảo - Gửi lúc 08:29 22/02/2021
    Dạ bình thường tim e đập cũng khá nhanh nhưng mỗi lúc căng thẳng hay đang lo lắng chuyện gì là đập rất mạnh và thở gấp tim k bị đau nhưng khó chịu và rung tay đôi lúc hơi chóng mặt một chút tháng này bị rung và khó thở 2 lần và sút gần 2 kíEm khám ở 2 bệnh viện và nhịp tim là 109’p và 95’pVà kết quả xét nhiệm siêu âm đều bình thườngCho e hỏi chuẩn đoán bệnh hệ thần kinh tự quản và hệ thần tự động ở 2bv là j ạ . E có lên mạng tìm hiểu để biết rõ nhưng không tìm thấy 2 từ ngữ này triệu chứng của e có phải rất giống bệnh hệ thần kinh thực vật pk ạ?
    • https://dongtay.net.
      Chào bạn,Những triệu chứng mà bạn đang gặp phải có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn thần kinh tim hoặc bệnh cường giáp. Không rõ bạn đi khám như vậy thì bác sĩ kết luận là bị bệnh gì và có chỉ định điều trị gì không? Nếu bạn đi khám mà chưa xét nghiệm máu, chưa tìm được nguyên nhân tim đập nhanh thì tốt nhất bạn nên đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh trở lên để được điều trị phù hợp, tránh để lâu ảnh hưởng tới chức năng tim.Thân mến.
  • Họ tên
    Họ tên - Gửi lúc 08:14 02/08/2019
    Cứ mỗi lần e gặp chuyện gì hơi căng thẳng hồi hộp là tim e đập rất nhanh đánh trống ngực, cảm giác khó thở chân tay lạnh ngắt cho e hỏi đấy là bệnh gì đc k ạ , e có đi siêu âm tim, đo điện tim vẫn bình thường.nhưng cứ gặp chuyện hồi hộp căng thẳng là lại bị ạ
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn.Biểu hiện bạn đang gặp khả năng bạn bị rối loạn thần kinh tim, bệnh này không gây tổn thương tại tim nên đi siêu âm tim, điện tâm đồ không tìm ra nguyên nhân. Để cải thiện các biểu hiện trên bạn cần: ăn nhạt, hạn chế chất béo, tăng cường rau xanh, quả tươi…), tập các bài luyện tập có lợi cho tim mạch thường xuyên (yoga, đi bộ…). giữ tinh thần thoải mái, tuyệt đối tránh căng thẳng, giận dữ, lo âu vì đặc điểm của căn bệnh này là cảm xúc không tốt có thể làm bệnh xấu đi nên bạn hãy sắp xếp lại công việc và cuộc sống, nghỉ ngơi để giảm áp lực nhé. ...Bạn nên tái khám định kỳ 3- 6 tháng/ 1 lần để theo dõi tình trạng bệnh và có hướng xử lý thích hợp.Đồng thời bạn nên sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc đông ychứa Khổ sâm để cải thiện các biểu hiện bạn đang gặp. Khổ sâm không chỉ giúp giảm và ổn định nhịp tim mà còn giúp thư giãn mạch máu nên rất phù hợp ở những người rối loạn thần kinh tim do căng thẳng, stress.Trong quá trình điều trị sau này nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn gì bạn vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để chúng tôi giải đáp cụ thể hơn cho bạn theo số: 024.3775.9865Thân mến!