Tiểu đường 4 năm, đường huyết 14 chấm làm sao để giảm?
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!
Đường huyết khi đói 14 mmol/l là rất cao. Nếu cứ duy trì ở giá trị đường huyết này, trước mắt có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Về lâu dài, đường huyết tăng cao sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như gây suy thận, đoạn chi, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng…
Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết và làm thêm xét nghiệm HbA1c để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng vừa qua, từ đó sẽ giúp bác sĩ có cơ sở để tư vấn cho bạn cách điều trị sao cho hiệu quả. Nếu thuốc uống đã không còn hiệu quả, bạn có thể phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, ngoài thuốc, thì chế độ ăn uống và tập luyện cũng rất quan trọng giúp làm giảm đường huyết. Bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều bột, đường như cơm trắng, bún, miến, phở, đồ ngọt, bánh kẹo, hoa quả sấy khô… Đồng thời, tích cực luyện tập thể thao tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày, 5.5 ngày/tuần.
Nguyên nhân sâu xa khiến việc kiểm soát đường huyết khi đói khó khăn là do tình trạng đề kháng insulin. Hiện nay, ngoài thuốc điều trị, bạn có thể sử dụng thêm giải pháp giảm đề kháng insulin từ lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá. Điều này sẽ giúp đường huyết giảm nhanh hơn và ổn định tốt hơn, giảm HbA1c và hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi của bạn. Nếu còn băn khoăn khác, bạn vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chuyên gia tư vấn.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận