Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hậu COVID-19, một tỷ lệ lớn người bệnh gặp rối loạn thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) với các triệu chứng tim mạch dai dẳng như khó thở, đau ngực, đánh trống ngực và hạ huyết áp/tim đập nhanh tư thế đứng…

Cụ thể, theo báo cáo của Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) từ tháng 3/2020 đến tháng 1/2021, có 63% người bệnh COVID-19 sau khi khỏi sẽ gặp phải chứng rối loạn thần kinh tự chủ (hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật). Đây là một trong những triệu chứng của COVID-19 kéo dài và đang nhận được sự quan tâm của toàn thế giới.

COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến hệ thần kinh thực vật?

Hệ thần kinh thực vật là hệ thống kiểm soát các hoạt động tự động của cơ thể như nhịp tim, nhịp thở,  huyết áp và hệ thống nội tiết (điều hòa các chức năng giữa các cơ quan)

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn hệ thần kinh thực vật thông qua nhiều con đường khác nhau:

  • SARS-CoV-2 giải phóng Cytokine gây viêm, tạo ra bão Cytokine gây kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi, run tay chân, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, căng thẳng, tức ngực, khó thở, mất ngủ, ...
  • Phản ứng chống viêm của cơ thể để khắc phục bão Cytokine lại gây kích dây thần kinh phế vị, dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt và ngất.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tự bản thân virus SARS-CoV-2 trực tiếp gây rối loạn thần kinh tự chủ. Điển hình là hạ huyết áp tư thế (orthostatic hypotension - OH) và nhịp tim nhanh tư thế đứng (Postural Tachycardia Syndrome – POTS).

Nghiên cứu trên những bệnh nhân này cho thấy có dấu hiệu của phản ứng tự miễn khi nhiễm COVID-19. 

COVID-19 để lại di chứng trên hệ thần kinh thực vật

COVID-19 để lại di chứng trên hệ thần kinh thực vật

Các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật sau COVID-19

Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19 rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là nhịp tim nhanh tư thế đứng, nhịp nhanh xoang và hạ huyết áp tư thế. 

  • Nhịp tim nhanh tư thế đứng

Nhịp tim nhanh tư thế chiếm tỷ lệ lớn ở người bị nhịp tim nhanh hậu Covid-19, gây tăng nhịp tim đột ngột > 30 nhịp/phút so với nhịp tim bình thường hoặc > 120 nhịp/phút khi thay đổi tư thế đang ngồi sang đứng. Hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng hậu Covid-19 có điểm khác biệt là không đi kèm với hạ huyết áp tư thế. 

Các triệu chứng bệnh đa dạng, không điển hình, bao gồm: đánh trống ngực, tim đập mạnh, mệt mỏi, choáng, ngất, mờ mắt và có thể dẫn đến hội chứng sương mù não cùng với các triệu chứng hậu Covid-19 khác

  • Nhịp nhanh xoang không phù hợp (IST)

Triệu chứng của nhịp xoang nhanh không phù hợp, có thể chỉ là hồi hộp, khó thở nhẹ cho đến biểu hiện bằng nhịp tim nhanh > 100 nhịp/phút lúc nghỉ hoặc vận động nhẹ cũng làm tăng nhịp tim, choáng váng, chóng mặt

  • Hạ huyết áp tư thế

Người bệnh cảm thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đang ngồi, đứng lên đột ngột

  • Các triệu chứng khác bao gồm: Rối loạn tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tiêu chảy); Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung; Đổ mồ hôi đêm; Rối loạn chức năng hô hấp như khó thở, thở hụt hơi, cảm giác ngột ngạt khó chịu ở nơi đông người; Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Theo khảo sát trên bệnh nhân COVID-19 điều trị nội trú tại Ý, có 53% người có biểu hiện mệt mỏi, 43% bị khó thở và 22% bị đau ngực sau 2 tháng khỏi bệnh. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng sau khoảng 4 - 8 tuần có đến gần 70% người bệnh xuất hiện tình trạng mệt mỏi liên tục, sau đó là khó thở và các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau các tổn thương do virus gây ra.

Một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng, 6-8 tháng sau khi hồi phục khỏi COVID-19, bệnh nhân vẫn còn sót lại một vài triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Trong đó, 60% không có khả năng trở lại làm việc, chỉ 15% hoàn toàn bình phục.

Điều trị rối loạn thần kinh tự chủ hậu COVID-19

Tùy thuộc vào biểu hiện cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị theo phác đồ phù hợp nhất. Bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, tập gắng sức, tránh các chất hoặc các hoạt động thể chất mạnh gây kích thích tăng nhịp tim, trước khi dùng thuốc.

Biện pháp không dùng thuốc

Với biện pháp không dùng thuốc có thể khắc phục một phần tình trạng tim đập nhanh và hạ huyết áp tư thế đứng.

Tập thể dục

Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, ổn định nhịp tim và huyết áp. Người bệnh nên chọn các bài tập không ở tư thế đứng, chẳng hạn như đạp xe, bơi lội…

Bổ sung muối và nước

Nên bổ sung đủ 2-3 lít chất lỏng (nước, canh, súp, cháo…)  mỗi ngày,  tránh caffeine và rượu). Bên cạnh đó, bổ sung một đến hai thìa cà phê muối mỗi ngày giúp duy trì thể tích huyết tương và tránh giảm thể tích máu.

VLK-2504-04.jpg

Uống đủ nước góp phần giảm triệu chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng sau COVID-19

Chế độ ăn giàu kali

Trong và sau Covid-19, người bệnh cần duy trì chế độ ăn giàu kali để tránh hạ kali huyết. Liên quan đến nhịp tim nhanh hay nhịp nhanh tư thế là tình trạng giảm kali máu do mất nước (nôn, sốt, tiêu chảy) hoặc sử dụng các thuốc điều trị gây thải hạ kali máu hay làm tăng thải kali qua đường tiểu. 

Kali trong máu thấp còn đến từ các tổn thương thụ thể AEC2 làm mất kiểm soát quá trình điều hòa nồng độ chất điện giải ở màng tế bào cơ tim, gây rối loạn nhịp tim và làm yếu cơ.

Việc bổ sung kali trong chế độ ăn cùng với việc dừng hoặc thay đổi các thuốc điều trị gây rối loạn điện giải sẽ giúp phục hồi hoạt động bình thường của thần kinh tự chủ.

Dùng thảo dược Khổ sâm 

Lợi ích của Khổ sâm trên trên rối loạn nhịp đã được các nhà Tim mạch học chứng minh qua các công trình nghiên cứu trong hơn 10 năm qua. Với cơ chế tác động đa chiều trên nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp như;

  • Giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm tính kích thích cơ tim
  • Ức chế các phản ứng gây rối loạn nhịp tim
  • Làm thư giãn mạch máu, chống co mạch 

Đặc biệt là cơ chế điều hòa nồng độ điện giải ở tế bào cơ tim. Các thuốc hay các phương pháp điều trị rất khó đạt được sự ổn định nồng độ các chất điện giải (kali, natri, canxi, magie) ở màng tế bào cơ tim. Nhất trong các trường mất cân bằng các chất điện giải gây nhịp tim nhanh hậu Covid-19.

Kho-sam-Thao-duoc-quy-giup-on-dinh-nhip-tim1.jpg

Tránh các yếu tố làm trầm trọng thêm triệu chứng

Nên thay đổi tư thế từ ngồi/nằm sang đứng một cách thận trọng, tránh đứng lâu. Hạn chế ra ngoài trời nắng hoặc ở trong phòng quá nóng.

Ngoài ra, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa no để tránh tình trạng giãn mạch máu.

Nếu bị nhịp tim nhanh tư thế đứng, nên ngừng sử dụng các loại thuốc ức chế hấp thu norepinephrine như duloxetine, nortriptyline và tapentadol.

Dùng tất nén

Trong trường hợp bị hạ huyết áp tư thế đứng, dùng tất/quần tất nén sẽ giúp hạn chế triệu chứng khi thay đổi tư thế.

Điều trị bằng thuốc

Triệu chứng

Thuốc

Tác dụng

 

Hạ huyết áp tư thế đứng

Fludrocortisone

Giúp cơ thể giữ muối để duy trì lượng máu và huyết áp ổn định. Nhược điểm là có thể gây hạ kali máu làm cho điều trị rối loạn nhịp trở nên phức tạp

Droxidopa (Northera)

Midodrine (Orvaten)

Làm tăng huyết áp bằng cách làm co các tiểu động mạch. Các thuốc này có thể gây huyết áp cao khi nằm.

Pyridostigmine (Mestinon)

Giúp giữ huyết áp ổn định khi đứng.

Tim đập nhanh kèm run tay

Thuốc chẹn beta (propranolol, metoprolol)

Giúp giảm nhịp tim bằng cách điều hòa các hormone của hệ thần kinh giao cảm

Thuốc an thần nhẹ (tofisopam) 

Giảm lo âu, hồi hộp, giảm căng thẳng

Mắc rối loạn thần kinh tự chủ, tim đập nhanh hậu Covid 19 là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng tốt những phương pháp trên đây, kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ Khổ sâm sẽ giúp cải thiện tốt triệu chứng và sớm trở lại với cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

Biên tập viên sức khỏe Ds. Bích Ngọc

Tham khảo: Tư vấn của BS Lê Đức Việt

Nguồn tham khảo thêm: 

https://timmachhoc.vn/hoi-chung-nhip-nhanh-tu-the-benh-sinh-lam-sang-va-dieu-tri/

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcvm.2022.860198/full

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7850225/ 

https://healthmanagement.org/c/hospital/issuearticle/long-covid-and-autonomic-dysfunction 

https://www.vumc.org/autonomic-dysfunction-center/treatment

NTV-kho-sam.png

Bình luận