Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch gồm yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi được.
Bệnh tim mạch - bệnh của hệ thống tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là bộ phận quan trọng bậc nhất với chức năng vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Mỗi ngày tim co bóp khoảng 100.000 nhịp, luân chuyển 7.500 lít máu thông qua hệ thống mạch máu. Do vậy, chỉ cần một trục trặc nhỏ của hệ thống mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tim và ngược lại.
Bệnh tim do tăng huyết áp - một hiểm họa thầm lặng
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao, thế nhưng đi kèm với đó là “những hiểm họa thầm lặng” mà con người luôn phải đối mặt. Trong đó tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch - một căn bệnh chiếm tới 1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới.Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, bệnh tim mạch đang có chiều hướng tăng nhanh, tuy nhiên hiểu biết và kiểm soát THA của người dân còn rất hạn chế.
Những điều cần lưu ý ở người mắc bệnh tim
Không nên ngồi lâu không hoạt động
Chuyện "yêu" của người bệnh tim mạch
Không ít người bệnh tim mạch quan tâm nhưng ngại hỏi: có phải mắc bệnh tim mạch thì không được “yêu”?Hiểu biết về mối liên quan giữa chuyện “yêu” và bệnh tim mạch sẽ cho cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.
Chăm sóc tim sau biến cố
Bên cạnh dùng thuốc, dinh dưỡng và nghỉ ngơi thì hoạt động thể lực là yêu cầu không thể thiếu giúp người bệnh sau nhồi máu cơ tim và phẫu thuật tim trở lại cuộc sống tốt hơn, hạn chế bệnh tái phát.
Người suy tim có nên tập thể dục?
Thông thường bác sĩ đánh giá mức độ suy tim theo bốn mức, từ suy tim độ I đến độ IV. Với mức suy tim độ I-II, người bệnh vẫn có thể hoạt động thể lực ở mức trung bình; với mức suy tim độ III, người bệnh chỉ làm được những công việc nhẹ; với mức suy tim độ IV, người bệnh thấy mệt ngay cả khi nghỉ ngơi. Vì vậy bác sĩ thường khuyên bệnh nhân suy tim tập thể dục ở mức vừa phải với những trường hợp suy tim độ I-II, vận động nhẹ với những trường hợp suy tim độ III. Việc thường xuyên tập thể dục ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống.
Hạn chế biến chứng sau nhồi máu cơ tim, thuốc gì?
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng. Đây là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong cao, hậu quả để lại cho người bệnh và xã hội còn nặng nề.
Thông mạch vành kỹ thuật mới: Mổ 5 giờ, khoẻ chục năm
Khoa Ngoại Tim mạch - BV ĐH Y Dược TP.HCM áp dụng kỹ thuật mới: bắc cầu mạch vành bằng 2 động mạch ngực.
Phát hiện sớm suy tim bằng xét nghiệm đơn giản
Suy tim có thể được chẩn đoán sớm hơn và được điều trị thích hợp bằng xét nghiệm đơn giản đo NT-proBNP
Tập luyện thể thao và bệnh tim mạch
Tập luyện thể thao đối với người bình thường giúp tăng cường sức khỏe, không chỉ vậy, vận động theo liều lượng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tim mạch. Tại lớp tập huấn về “Công tác phục hồi chức năng trong bệnh lý tim mạch” vừa được tổ chức tại BV An Bình (TP.HCM), TS.BS Juliette Hussey, Trưởng khoa Vật lý trị liệu trường ĐH Y khoa Trinity Dublin (Ireland) đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của việc tập luyện trong điều trị phục hồi và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Dinh dưỡng và các bệnh tim mạch
Ít có chủ đề nghiên cứu được quan tâm nhiều trong những năm gần đây như mối liên quan giữa chế độ ăn uống với các bệnh tim mạch. Hiện nay, hầu như mọi người đều thừa nhận rằng chế độ dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng trong phòng ngừa và xử trí một số bệnh tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành.