Phụ nữ mang thai nên trì hoãn phẫu thuật cắt túi mật
Phụ nữ cắt túi mật khi mang thai dễ sinh non
Trong một nghiên cứu mới đây nhất, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ cắt bỏ túi mật khi mang thai có nguy cơ phải nằm viện lâu hơn và phải tái nhập viện trong vòng một tháng. Những phụ nữ này cũng có khả năng sinh non so với những phụ nữ hoãn phẫu thuật cho đến sau khi sinh con.
Tiến sĩ Henry Pitt - giáo sư phẫu thuật tại Đại học Y Temple ở Philadelphia, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Trước những phát hiện này, bất cứ khi nào có thể, phụ nữ mắc sỏi mật có triệu chứng trong thai kỳ nên chờ đợi càng lâu càng tốt để em bé sinh ra trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật”.
Bằng chứng chứng minh phụ nữ mang thai không nên mổ sỏi mật
Nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Pitt đã thu thập dữ liệu ở California từ năm 2005 đến 2014, trên 403 phụ nữ mang thai đã phẫu thuật cắt túi mật trong khoảng thời gian 90 ngày trước khi sinh con và gần 17.500 phụ nữ đã cắt túi mật trong 3 tháng sau khi sinh.
Phụ nữ mang thai dễ bị sỏi túi mật
Kết quả cho thấy, sau khi phẫu thuật cắt túi mật, hầu hết bệnh nhân có thể về nhà sau cùng số ngày. Tuy nhiên, kết quả cho thấy 85% phụ nữ mang thai thực hiện thủ thuật này cần phải nhập viện trước đó và 13% phải mổ hở cắt túi mật, so với 2% phụ nữ đã sinh con. Đồng thời, những phụ nữ đã phẫu thuật cắt túi mật khi mang thai cũng gặp phải các biến chứng thai kỳ như sản giật, chảy máu và sinh non nặng nề hơn nhiều so với những phụ nữ không mang thai, thông tin được đưa trên bản tin của Đại học Phẫu thuật Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, những phụ nữ cắt túi mật phẫu thuật trong 3 tháng cuối có nguy cơ sinh non cao gấp đôi. Phát hiện này thực sự có ý nghĩa để giảm thiểu tình trạng sinh non ở những thai phụ mắc sỏi mật, bởi điều này ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của đứa trẻ sau khi sinh. Vì vậy, đó là lý do thực sự để các mẹ bầu mắc sỏi mật có triệu chứng chịu đựng và chờ đợi lâu nhất có thể cho đến khi em bé ra đời. Nhóm nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ mang thai cắt túi mật trong 3 tháng cuối thường ở lại bệnh viện lâu hơn (3 ngày so với 1 ngày), phát sinh nhiều chi phí hơn (14%) và có tỷ lệ tái nhập viện sau 1 tháng phẫu thuật cao hơn (10% so với 4%) so với những phụ nữ chờ đợi phẫu thuật cho đến sau khi họ sinh con.
Báo cáo được công bố trực tuyến trên Tạp chí của Đại học Phẫu thuật Hoa Kỳ năm 2019
Những lời khuyên giúp phụ nữ mang thai chung sống hòa bình với sỏi mật
Ai cũng mong muốn rằng mình có một thai kỳ khỏe mạnh, nhưng nếu không may bị sỏi mật và có triệu chứng như đau hạ sườn phải, đầy bụng, khó tiêu thì các mẹ cũng hãy cố gắng trì hoãn phẫu thuật cắt túi mật lâu nhất có thể vì sức khỏe của con yêu. Bằng cách thực hiện những lời khuyên sau đây:
- Không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý của bác sỹ
- Uống nhiều nước, khoảng 2 lit mỗi ngày, chia nhiều lần uống
- Những thực phẩm cần phải hạn chế hoặc kiêng không hoàn toàn bao gồm tim, gan, nội tạng động vật, thịt cá nhiều mỡ, lòng đỏ trứng, sữa, chocolate, cà phê, ca cao, đồ ngọt, bánh ngọt, đồ ăn chế biến sẵn… thay vào đó có thể ăn sữa chua.
- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả ít ngọt và thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, súp lơ, cải bó xôi, rau muống, mồng tơi, đậu bắp, ngũ cốc nguyên hạt.
- Tập thể dục đều đặn bằng cách đi bộ, tập yoga cho bà bầu, để ngăn sỏi phát triển hoặc gây triệu chứng.
- Giảm stress, ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe, ổn định tâm lý
Phụ nữ mang thai bị sỏi mật nên xây dựng lối sống lành mạnh
Vì sự khỏe mạnh của bé yêu, bạn luôn muốn trì hoãn phẫu thuật cắt túi mật, và kết quả nghiên cứu kể trên cũng khuyên bạn như vậy, nhưng bạn cũng cần sự đồng thuận của cả bác sỹ sản khoa lẫn bác sỹ tiêu hóa để tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng của sỏi túi mật. Và đừng quên khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn tham khảo:
https://www.drugs.com/news/pregnant-women-should-delay-gallbladder-surgery-study-finds-80573.html
Bình luận