Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng nghiêm trọng và thường kéo dài suốt đời khiến lượng đường trong máu của một người trở nên quá cao. Từ đó, tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý bao gồm các cơn đau tim, đột quỵ, tổn thương thần kinh và các vấn đề về thận. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng thức uống hàng ngày có thể đóng vai trò phòng ngừa các rủi ro này.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh, phát hiện ra rằng những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sống lâu hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách uống 4 loại đồ uống khác nhau - đặc biệt nếu thay chúng bằng đồ uống có đường.

Nghiên cứu thực hiện trên 15.000 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Một nhóm nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan ở Boston đã phát hiện ra rằng uống nước lọc, trà, cà phê và sữa ít béo có liên quan “nghịch” với tử vong do mọi nguyên nhân.

Thực hiện nghiên cứu, hơn 15.000 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được nghiên cứu với thời gian theo dõi trung bình là 18 năm.

Những người tham gia uống tối đa 6 ly cà phê, trà hoặc nước mỗi ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn lần lượt là 26%, 21% và 23%. Nghiên cứu cho biết: “Một số cơ chế sinh học có thể giải thích sự khác biệt của các loại đồ uống. Cụ thể là tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người lớn tiền sử bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới cho thấy uống trà có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

Nghiên cứu mới cho thấy uống trà có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

Những người tiêu thụ nhiều sữa ít chất béo cũng có tỷ lệ tử vong thấp hơn 12%. Việc tiêu thụ nhiều cà phê và sữa ít béo cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 18% và 12%. Điều này hoàn toàn trái ngược với những người tiêu thụ nhiều đồ uống có đường (như đồ uống có ga).

Lý giải rằng cà phê, trà, nước và sữa ít béo lại có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Những người tham gia này, trước đó có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào cao hơn 20% so với những người uống ít 4 loại đồ uống này nhất:

“Nồng độ đường huyết và insulin tăng đột biến sau bữa ăn sau khi tiêu thụ đồ uống có đường (SSB) có khả năng dẫn đến tăng insulin máu, tạo mỡ và kháng insulin theo thời gian, điều này đặc biệt có hại cho người lớn mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lượng calo trong chất lỏng từ việc tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm giảm cảm giác no và dẫn đến việc giảm năng lượng hấp thụ không bù đắp hoàn toàn, do đó không ngăn chặn được việc tiêu thụ thực phẩm rắn.”

Bệnh nhân tiểu đường uống đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng 

Bệnh nhân tiểu đường uống đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng 

Uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm đáng kể chứng viêm toàn thân. Đặc biệt, axit chlorogenic cũng đã được chứng minh là làm chậm quá trình hấp thu glucose ở ruột và ức chế quá trình tân tạo glucose ở gan.

Trà cũng là một nguồn polyphenol tốt, đặc biệt là catechin, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Mối liên hệ khác nhau giữa việc uống sữa nguyên kem và sữa ít béo phù hợp với cơ sở bằng chứng cho thấy tác động bất lợi của việc hấp thụ chất béo bão hòa đối với lipid máu, viêm toàn thân và độ nhạy insulin.

Đồ uống có hàm lượng calo thấp, được làm ngọt nhân tạo thay thế cho đồ uống có đường cũng được xem xét trong nghiên cứu. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ, thận... ; hạn chế  tỷ lệ tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ sớm nhất!

BTV Lan Anh

Bình luận