Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng
Trong các phương pháp điều trị thì thuốc là phương pháp an toàn nhất bởi đây là giải pháp không xâm lấn. Nếu người bệnh có thể sử dụng thuốc và đáp ứng tốt điều trị, họ sẽ không cần đến các phương pháp phẫu thuật đắt tiền và kém an toàn.
Trong bài này đề cập đến một số loại thuốc chống loạn nhịp tim thông dụng. Để biết thêm thông tin về thuốc, người bệnh có thể tra cứu các loại thuốc theo tên thương hiệu hoặc biệt dược. Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào dưới đây. Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ điều trị. Thông tin về thuốc, tác dụng phụ và công dụng trong bài viết có tính tham khảo.
Thuốc chống loạn nhịp tim
Nhịp tim nhanh bất thường có triệu chứng trống ngực, hồi hộp, mệt mỏi… và ngoại tâm thu có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc chống loạn nhịp. Một số loại thuốc dạng tiêm tĩnh mạch được dùng trong tình trạng khẩn cấp. Thuốc uống được sử dụng trong điều trị lâu dài. Những loại thuốc này ngăn chặn sự xuất hiện xung điện bất thường trong tim, giúp làm giảm nhịp tim.
Ở những người bệnh bị rung nhĩ, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông hay thuốc kháng tiểu cầu), chẳng hạn như aspirin, chỉ định thêm để ngăn ngừa nguy cơ đông máu và đột quỵ cho người bệnh.
Khi nhịp tim nhanh bất thường hoặc nhịp ngoại tâm thu xảy ra thường xuyên, người bệnh cần được đánh giá hiệu quả của điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp bằng phép đo điện tâm đồ trong bệnh viện hoặc thử nghiệm điện sinh tim.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng những loại thuốc này có hai nhược điểm là phải sử dụng hàng ngày và lâu dài, do đó sẽ làm tăng nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ. Tất cả các loại thuốc điều trị đều có thể gây ra tác dụng phụ và rất khó để quản lý, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim.
Một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng hiện nay, bao gồm: Amiodarone (Cordarone), Flecainide (Tambocor), Ibutilide (Corvert), Lidocaine (Xylocaine), Procainamide (Procan, Procanbid), Propranolol (Inderal), Quinidin, Sotalol (Betapace)…
Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị rối loạn nhịp tim
Thuốc chẹn kênh calci, còn được gọi là " chất đối kháng calci" có công dụng ngăn chặn sự vận chuyển canxi vào mô tim và mạch máu nhờ đó làm giảm nhịp tim do nồng độ canxi cao là yếu tố quyết định sự co cơ tim.
Hai loại thuốc chẹn kênh calci thường dùng hiện nay là Diltiazem (Cardizem, Cartia, Dilacor, Diltia, Tiazac) và Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan).
Các thuốc chẹn kênh canxi có thể gây một số tác dụng phụ như phù chi, nhịp tim nhanh, chóng mặt, táo bón... hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng như phát ban, dị ứng…
Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp bằng cách ức chế giải phóng adrenalin – một chất có hoạt tính co mạch và làm tăng nhịp tim trong cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc chẹn beta bao gồm nhịp tim chậm quá mức, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy…
Các thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến hiện nay là Metoprolol (Betaloc - ZOK, Toprol), Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal)…
Thuốc chống đông máu phòng ngừa huyết khối do rối loạn nhịp tim
Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) là những loại thuốc làm giảm độ kết dính của máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông nhưng không có tác dụng làm tan cục máu đông.
Warfarin là một trong những loại thuốc chống đông được kê đơn nhiều nhất trong khi aspirin là một loại thuốc điều trị đông máu tiềm năng không theo đơn. Những loại thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh mắc rung nhĩ do rối loạn nhịp tim dạng này có nguy cơ cao hình thành cục máu đông.
Các thuốc chống đông máu đều tiềm ẩn nguy cơ chảy máu quá mức, do đó khi sử dụng người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng như bầm tím, xuất huyết bất thường dưới da, chảy máu chân răng… để được xử lý kịp thời.
Quy tắc dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim an toàn
- Luôn mang theo tất cả các loại thuốc được kê theo bên mình.
- Không được tự ý ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đã được kê nếu không được sự đồng ý của bác sỹ.
- Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn phải báo ngay cho bác sỹ điều trị.
- Hỏi bác sỹ về những loại thuốc bổ/ thực phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng bao gồm những loại thuốc không theo đơn và vitamin.
- Với trẻ em: Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc. Do đó, trẻ mắc rối loạn nhịp tim thường cần phải dò liều cẩn thận trước khi chính thức điều trị.
Nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim, người bệnh có đáp ứng tốt với những sản phẩm hỗ trợ mà không phải là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim. Những sản phẩm này cải thiện triệu chứng bằng cách ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ngăn chặn cơn rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong tương lai.
Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cho trẻ em
Tất cả thuốc Tây y khi sử dụng đều có tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều hay ngưng sử dụng mà chưa có ý kiến của bác sỹ điều trị.
Tham khảo:
http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/Arrhythmia/PreventionTreatmentofArrhythmia/Medications-for-rrhythmia_UCM_301990_Article.jsp#.V4Nc0fag8zk
Bình luận