Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một dạng rối loạn nhịp tim thường xảy ra ở các buồng tim phía trên. Mặc dù nhịp nhanh kịch phát trên thất không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra lo lắng, khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này và cách điều trị, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì?

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một rối loạn nhịp tim khi nút chủ nhịp khởi phát cơn nhịp nhanh xuất phát từ tầng trên của buồng thất tim. Tình trạng này còn được gọi là nhịp tim nhanh trên thất, phổ biến nhất ở người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ.

Về lý thuyết, nhịp nhanh kịch phát trên thất sẽ bao gồm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh khác nhau như rung nhĩ, cuồng nhĩ, tim nhanh nhĩ, nhịp nhanh trên thất có vòng vào lại ở nút nhĩ thất... Tuy nhiên trong thực tế, thuật ngữ cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất chỉ bao gồm những cơn tim nhanh bản chất trên thất và có vòng vào lại ở nút nhĩ thất hoặc vòng vào lại nhĩ thất qua đường dẫn truyền phụ. Do tính chất xuất hiện đột ngột nên hầu như tất cả những bệnh nhân mắc bệnh này luôn luôn sống trong cảm giác lo lắng, sợ hãi cơn nhịp nhanh sẽ tái phát bất cứ lúc nào.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất thường gặp ở nữ giới

Dấu hiệu nhận biết cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Khi cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát xuất hiện, hầu hết người bệnh đều có triệu chứng cảnh báo như sau:

  • Nhịp tim tăng cao đột ngột đột ngột. Khó bắt mạch ở cổ tay vì quá nhanh, tần số 150 – 180 nhịp/phút hoặc hơn, nhịp nhanh nhưng đều đặn. 
  • Cơn nhịp nhanh có thể kéo dài vài giây, vài phút hay vài giờ, hiếm khi kéo dài hơn và kết thúc cũng đột ngột. 
  • Chỉ cần 1 cử động nhẹ cũng khiến tim đập nhanh hơn.
  • Bồn chồn, hồi hộp, trống ngực.
  • Ngoài ra còn có các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, vã mồ hôi, mệt lả gần như sắp ngất…

Tuy nhiên, cơn tim nhanh trên thất đến và đi đột ngột nên cũng có những lúc người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn có thể phải làm Holter điện tâm đồ 24 - 72 giờ mới xác định chính xác bệnh.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất thường xuất hiện đột ngột

>>> XEM THÊM: Tổng hợp các phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả

Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất

Nếu nhịp nhanh kịch phát trên thất chỉ xuất hiện 1 lần, không có triệu chứng rõ ràng mà tình cờ phát hiện khi đi khám rồi biến mất thì bạn có thể không cần điều trị. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì bạn cần nhập viện để được bác sĩ điều trị. Sau đó, khi ra viện mục tiêu bạn cần hướng tới sẽ là điều hòa nhịp tim và ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất tái phát. Để làm được điều này, bạn cần kết hợp các biện pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc tây theo chỉ định

Hiện nay để điều trị các cơn nhịp nhanh xuất hiện đột ngột trên thất, các bác sĩ khuyên dùng một số loại thuốc sau: 

  • Adenosine: Loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch nền. Khi bơm phải thực hiện nhanh vì thuốc này bán huỷ rất nhanh. Ban đầu chỉ nên tiêm Adenosine 6mg 1 lần, nếu không hiệu quả thì tiêm nhắc lại Adenosine 6mg. Sau đó nếu vẫn không có tác dụng thì dùng 2 ống (12mg Adenosine). 
  • Thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta: Các thuốc này chỉ dùng khi sử dụng Adenosine không đem lại hiệu quả. Khi sử dụng thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi thì cần lưu ý kỹ tác dụng phụ cũng như chỉ định của thuốc. 
  • Digitalis: Sử dụng thuốc Digitalis để điều trị nhịp nhanh kịch phát thất có thể khiến xoang cảnh nhạy cảm hơn. Vậy nên trước khi dùng cần hỏi bác sĩ xem có ý định xoa xoang cảnh hay không. 
  • Amiodarone: Nên sử dụng loại thuốc này nếu các thuốc điều trị trên không có tác dụng. 

Trong quá trình dùng thuốc, bạn lưu ý theo dõi và thăm khám định kỳ vì việc dùng các thuốc này lâu dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Sử dụng thuốc điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất cần thận trọng với tác dụng phụ

Sử dụng thảo dược ổn định nhịp tim, phòng tái phát

Phương pháp sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất là giải pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay. Có thể kể đến một trong những thảo dược được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả, đó là Khổ sâm. Thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh có chứa matrine và oxymatrine hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, từ đó giúp giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… do các nguyên nhân khác nhau. Việc bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim như Khổ sâm cũng là một giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc Tây. 

Thảo dược Khổ sâm có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả, an toàn

Bài viết trên đã tổng hợp lại các thông tin và cách điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất. Để có hiệu quả điều trị tối ưu nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, thói quen sống lành mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm mỗi ngày nhé. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Bình luận