Bốc hỏa, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, tim đập nhanh, đánh trống ngực… là những triệu chứng điển hình ở nữ giới thời kỳ tiền mãn kinh. Vậy tại sao triệu chứng tim đập nhanh lại xuất hiện ở tuổi tiền mãn kinh và cần làm gì để cải thiện? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh lại xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh?

Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ. Thời kỳ này thường bắt đầu khi các chị em bước sang tuổi 45 hoặc đến sớm hơn ở người đã cắt buồng trứng. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, lượng hormone estrogen giảm không chỉ ảnh hưởng đến sinh lý, sắc đẹp của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến nhịp tim. Thông thường sự thay đổi hormone sẽ khiến tim đập nhanh hơn, dễ bị hồi hộp, trống ngực, khó thở… Đồng thời phụ nữ trong thời kỳ này cũng dễ bị rung tâm nhĩ hơn.

Ngoài vai trò nội tiết tố, hormone estrogen còn giúp bảo vệ tim mạch, chống xơ vữa động mạch. Vì vậy khi hormone này giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu, huyết áp cao… Đây cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Phu-nu-giai-doan-tien-man-kinh-co-the-gap-phai-trieu-chung-roi-loan-nhip-tim.webp

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có thể gặp phải triệu chứng rối loạn nhịp tim

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu biến chứng của rối loạn nhịp tim, cách phòng ngừa và điều trị

Phương pháp ổn định nhịp tim, giảm trống ngực cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh

Tình trạng tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp trong thời kỳ tiền mãn kinh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được với những phương pháp sau:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

Để ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực hiệu quả thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Tập thể dục hằng ngày từ 30-45 phút với các bài tập như aerobic, đi bộ nhanh, chạy bền, đạp xe…
  • Hạn chế căng thẳng và cân bằng khối lượng công việc. Không nên thức khuya, nên ngủ đủ giấc.
  • Loại bỏ các chất kích thích như các loại đồ uống có cồn (rượu, bia, cocktail…), trà đặc, cà phê…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như cà chua, bơ, dâu tây, cam, bông cải xanh, đậu nành, đậu phụ, hạt óc chó, hạt điều, cá hồi, dầu cá…

Nguoi-bi-roi-loan-nhip-tim-nen-bo-sung-nhieu-rau-xanh.webp

Người bị rối loạn nhịp tim nên bổ sung nhiều rau xanh

Dùng thuốc theo hướng dẫn

Nếu nhịp tim quá cao bạn có thể được cho thuốc giảm nhịp tim như thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi. Việc sử dụng thuốc tây trong điều trị rối loạn nhịp tim sẽ cho tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, thậm chí còn có nguy cơ làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim. Một số chị em phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hormon để giảm tình trạng trống ngực, bốc hỏa, khô âm đạo. Tuy nhiên, phương pháp này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư vú. Vì thế, bác sĩ sẽ thảo luận, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi tiến hành.

Dùng thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Thời Trần có vị vua nổi tiếng bị mề đay, mẩn ngứa nên phải uống nước lá Khổ sâm mỗi ngày để chữa trị. Nhà vua có một công chúa bị bệnh tim. Thỉnh thoảng tự nhiên tim đập thình thịch như ngựa phi, trống ngực như trống hội, người bồn chồn, đứng ngồi không yên. Mặc dù đã mời nhiều thầy lang có tiếng khắp kinh thành về chữa trị nhưng bệnh tình của công chúa không mấy thuyên giảm. Tình cờ một lần cung nữ sắc thuốc chữa bệnh cho công chúa nhầm sang Khổ sâm. Điều ngạc nhiên là nhịp tim của công chúa ổn định dần, không còn hồi hộp, đánh trống ngực nữa. Từ đó, cây Khổ sâm trở thành một vị thuốc quý được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh. 

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, từ đó giúp giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… do các nguyên nhân khác nhau (ngoại tâm thu, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim…). Đặc biệt, sản phẩm hỗ trợ có chứa Khổ sâm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất nên giúp tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim, an toàn với sức khỏe người dùng. 

Kho-sam-giup-on-dinh-nhip-tim-giam-tim-dap-nhanh-danh-trong-nguc-hieu-qua.webp

Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm tim đập nhanh, đánh trống ngực hiệu quả

Tình trạng rối loạn nhịp tim ở nữ giới giai đoạn tiền mãn kinh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Ngoài ra, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh rất dễ tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng rối loạn nhịp tim ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và các phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

Chân-ĐT---NTV.jpg

Bình luận