Bạn có biết huyết áp cao và nhịp tim nhanh có mối quan hệ mật thiết với nhau không? Khi một chỉ số bị rối loạn thì chỉ số còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, ở người mắc bệnh huyết áp cao, tim đập nhanh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Để tìm hiểu thêm về tình trạng cao huyết áp làm tim đập nhanh, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Huyết áp cao và tim đập nhanh có mối quan hệ như nào?

Theo các chuyên gia, nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch. Ở người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp bình thường từ 90-140 mmHg với tâm thu và từ 60-90 mmHg với tâm trương. Còn nhịp tim có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ vận động... Trong đó, nhịp tim bình thường của người trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 60-100 lần/phút.

Huyết áp và nhịp tim có mối quan hệ rất mật thiết. Khi chỉ số huyết áp tăng cao thì tim có thể đập nhanh hơn do tim cần hoạt động nhiều hơn, co bóp mạnh hơn để chống lại áp lực trong lòng mạch. Nếu không nhanh chóng chữa trị thì cơ tim dần dày hơn khiến cấu trúc tim bị thay đổi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gây nên các rối loạn trong hệ thống dẫn truyền điện của tim và càng khiến nhịp tim nhanh hơn, thậm chí dẫn đến rung nhĩ.

Tim đập nhanh và huyết áp cao là 2 tình trạng có liên hệ chặt chẽ với nhau 

>>> XEM THÊM: Tổng hợp các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay

Cách kiểm tra huyết áp và nhịp tim đúng

Nhịp tim của bạn có thể thay đổi rất nhiều lần trong ngày. Khi nghỉ ngơi nhịp tim của bạn sẽ ở trạng thái bình thường, ngược lại khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh nhịp tim sẽ tăng lên đáng kể. Để đo nhịp tim đơn giản bạn có thể đo từ mạch cổ tay và đếm thủ công nhịp tim trong một phút. 

Quá trình kiểm tra huyết áp chính xác sẽ đòi hỏi vòng đo huyết áp hoặc máy đo huyết áp cá nhân để tiện lợi trong việc đo định kỳ tại nhà. Khi bạn căng thẳng hoặc lo âu quá mức, huyết áp sẽ tăng lên. Chính vì vậy, khi bạn đo chỉ số huyết áp tại phòng khám bao giờ cũng sẽ cao hơn khi ở nhà bạn tự đo vài đơn vị. Bạn có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà và ghi lại nhật ký sau đó mang theo chúng khi đi khám để so sánh với mức huyết áp đo được tại phòng khám. 

Theo khuyến cáo mới cập nhật năm 2021 của bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thì mức nhịp tim tốt nhất ở người bệnh tăng huyết áp đơn thuần hoặc mắc kèm bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành nên ở mức dưới 70 nhịp/phút để tránh nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Người bị tăng huyết áp nên giữ nhịp tim ở mức 70 nhịp/phút

Cách phòng ngừa và điều trị tình trạng huyết áp cao làm tim đập nhanh

Để tình trạng huyết áp cao làm tim đập nhanh không phát triển, người bệnh cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát huyết áp, nhịp tim. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng thêm một số lời khuyên của bác sĩ dưới đây để giúp ổn định nhịp tim và giữ chỉ số huyết áp trong mức bình thường như sau: 

  • Uống thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp ở mức an toàn. 
  • Khi xuất hiện nhịp tim nhanh thì cần giảm nhịp tim bằng cách tạm ngưng các hoạt động, ho mạnh, hít thở từ từ, làm mát cơ thể… 
  • Nếu tim đập nhanh thường xuyên, cần báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc tăng huyết áp. 
  • Thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh. Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê. Hạn chế các thức ăn nhiều muối để tránh làm huyết áp tăng cao.
  • Giảm căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này đặc biệt quan trọng bởi khi căng thẳng, stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormone khiến huyết áp và nhịp tim tăng cao.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao. Bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền… Những bài tập này vừa giúp giảm huyết áp, vừa thư giãn tâm lý, từ đó ổn định nhịp tim.

huyết áp cao nhịp tim nhanh

Người bệnh tăng huyết áp nên có lối sống lành mạnh để ổn định nhịp tim 

Sử dụng thảo dược ổn định nhịp tim, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Phương pháp sử dụng thảo dược trong hỗ trợ ổn định nhịp tim là giải pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay. Có thể kể đến một trong những thảo dược được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả, đó là Khổ sâm. Thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh có chứa matrine và oxymatrine hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tim, từ đó giúp giảm kích thích quá mức khiến tim loạn nhịp và thúc đẩy thư giãn mạch máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính Khổ sâm sẽ giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… do các nguyên nhân khác nhau. Việc bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim như Khổ sâm cũng là một giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc tây. 

Khổ sâm có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim do tăng huyết áp hiệu quả, an toàn

Để giúp người bệnh tăng huyết áp ổn định nhịp tim và phòng ngừa các biến chứng, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa thảo dược khổ sâm mỗi ngày nhé. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp. 

Bình luận