Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khá phổ biến hiện nay bởi không cần phẫu thuật. Đốt điện thông thường sẽ được chỉ định khi mà rối loạn nhịp tim không thể kiểm soát bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị nội khoa khác. Dưới đây là những lưu ý trước và sau khi tiến hành đốt điện tim mà bạn cần phải biết.

Đốt điện tim là gì?

Đốt điện tim hay cắt đốt điện tim là phương pháp sử dụng năng lượng để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong mô tim, từ đó ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường trong trái tim gây rối loạn nhịp.

Những lưu ý trước khi đốt điện tim và quy trình thực hiện

Trước khi tiến hành đốt điện, các bác sỹ sẽ thông báo cho bạn cần ăn gì, uống gì trong vòng 1 ngày trước đó. Trong khoảng 6 - 8h trước khi tiến hành đốt điện, thông thường, bạn không cần ăn uống bất cứ thứ gì.

Bạn cần thông báo cho bác sỹ mọi loại thuốc mà mình đang sử dụng. Không ngưng dùng thuốc mình đang sử dụng trừ khi có chỉ định từ bác sỹ điều trị. Sau điều trị, bạn có thể ra về trong ngày.

Quy trình thực hiện đốt điện tim:

Một kíp thực hiện thủ thuật này bao gồm một bác sỹ, các y tá và kỹ thuật viên. Kỹ thuật này có thể thực hiện ở những bệnh viện chuyên khoa tim mạch, bệnh viện tuyến trung ương.

Quá trình đốt điện tim thường kéo dài từ 2 – 4 tiếng
Quá trình đốt điện tim thường kéo dài từ 2 – 4 tiếng

Các bước thực hiện:

- Y tá sẽ gây tê ở đường tĩnh mạch cánh tay của bạn, sau đó bạn được sử dụng thuốc an thần để thư giãn.

- Làm sạch vùng đặt ống thông, thường là vùng bẹn, sau đó gây tê cục bộ.

- Một ống thông qua da được đưa vào ở tĩnh mạch cánh tay hoặc động mạch ở bẹn. Màn hình sẽ hiển thị đường đi của ống thông để luồn về tim. Bạn có thể cảm nhận được ống thông chèn vào động mạch nhưng không bị đau đớn.

- Ống thông dẫn theo một điện cực về tim, gửi một xung điện nhỏ vào tim để kích hoạt các tế bào tim tự động phát nhịp, xác định những khu vực là nguyên nhân gây loạn nhịp tim.

- Sóng điện từ điện cực sẽ đốt những ổ tế bào gây loạn nhịp này.

- Quá trình đốt kéo dài từ 2 - 4 giờ.

Các bước chăm sóc toàn diện sau khi đốt điện tim

Ở bệnh viện

Bạn được đưa về phòng hồi sức. Tại đây, bạn sẽ được băng lại vết chọc ống thông qua da trong khoảng vài giờ. Bạn phải nằm trên giường và hạn chế cử động. Y tá sẽ hướng dẫn bạn và người nhà cách chăm sóc vết thương, những lưu ý cần thiết nếu gặp phải biến chứng. Bạn thông thường được chỉ định dùng thuốc aspirin ở nhà trong khoảng từ 2 – 4 tuần để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi đốt điện.

Ở nhà

Đa số người bệnh sau đốt điện có thể hoạt động bình thường sau điều trị. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi ở nhà:

- Không lái xe tối thiều một ngày sau khi rời viện

- Không uống rượu ít nhất một ngày sau khi rời viện

- Hạn chế hoạt động thể chất cường độ cao trong khoảng 3 ngày

- Lưu ý vết bầm ở vùng chọc ống thông. Nếu có dấu hiệu lan rộng, chảy máy, sưng đau, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện.

Gọi cấp cứu khi

- Vị trí chọc ống thông bị sưng phồng lên nhanh chóng

- Máu vẫn chảy dù đã lấy tay đè vết thương

- Chân bị tê liệt, thâm tím

- Khó chịu ở ngực, lan tỏa ra cổ, hàm, cánh tay và lưng

- Khó thở, khó chịu ở bụng và đổ nhiều mồ hôi lạnh

- Đầu óc quay cuồng, muốn ngất xỉu

Lợi ích và rủi ro của phương pháp đốt điện tim

Đốt điện là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim có tỉ lệ thành công cao, trên 90%, ít có nguy cơ biến chứng và người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường chỉ sau vài ngày.

Người bệnh không bị đau, không có cảm giác khó chịu sau khi đã được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Đây cũng là ưu điểm quan trọng giúp phương pháp này được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới với những người mắc bệnh nhịp tim nhanh. Người bệnh sẽ được điều trị nhanh chóng mà không còn cần phải sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp.

Nguy cơ biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi thực hiện đốt điện tim là rất thấp. Những vấn đề thường gặp nhất khi áp dụng phương pháp điều trị này xuất phát từ các ống thông dài. Các ống thông này được đưa vào từ động mạch hoặc tĩnh mạch của bệnh nhân để về tim, có thể gây tổn thương mạch máu, chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Đốt điện là phương pháp tiên tiến trong điều trị rối loạn nhịp tim với hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí cho một lần thực hiện là rất lớn và không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để áp dụng. Do đó, ưu tiên trong điều trị rối loạn nhịp tim vẫn là thuốc, kết hợp với luyện tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh.

Tham khảo:

http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/Arrhythmia/PreventionTreatmentofArrhythmia/Ablation-for-Arrhythmias_UCM_301991_Article.jsp#.WCiBDlWLTIV

https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/ablation

 

Bình luận

  • Đinh Văn Tình
    Đinh Văn Tình - Gửi lúc 18:37 09/05/2023
    Tôi bị ngoại tâm thu muốn hỏi phương pháp đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu có hiệu quả không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Tỷ lệ thành công của một ca đốt điện tim thường rơi vào khoảng 80% là duy trì vĩnh viễn, 1% trong số những trường hợp được thực hiện là không thành công hoặc gây ra rủi ro như gây tổn thương mạch máu cho tim, hoặc làm hỏng hoàn toàn hệ thống điện của tim, phải đặt máy tạo nhịp tim, tuy nhiên con số này là rất rất nhỏ.
      Tuy nhiên, kể cả khi ca đốt điện tim được thực hiện thành công, nhưng sau một thời gian, tim vẫn có thể xuất hiện các ổ gây nhịp ngoại tâm thu mới. Vì vậy khó để trị khỏi hoàn toàn chứng bệnh này bằng cách đốt điện tim. Do đó bạn nên tham khảo sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim lâu dài.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Cảnh doanh
    Cảnh doanh - Gửi lúc 09:39 09/08/2022
    Đốt điện tim có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới sau này không ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn.
      Sau khi đốt điện tim cơ bản nhịp tim sẽ được kiểm soát tốt. Người bệnh sau khi can thiệp gần như không phải sử dụng thuốc điều trị vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này. Tuy nhiên trong quá trình mang thai có thể làm tăng gánh nặng cho tim làm nhịp tim tăng lên. Vì vậy người bệnh cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
      Chúc bạn sức khoẻ.
  • Lê Thị Ngọc
    Lê Thị Ngọc - Gửi lúc 17:29 10/12/2021
    Chi phí đốt điện nhịp tim nhanh là bao nhiêu tiền ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn,
      Hiện nay, chi phí đốt điện sinh lý dao động trong khoảng 50 – 100 triệu đồng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chính sách hỗ trợ của mỗi bệnh viện. Để biết chính xác nhất bạn nên đến trực tiếp bệnh viện nơi mà bạn sẽ điều trị để được tư vấn thêm. Sau khi đốt điện, ổ loạn nhịp sẽ được triệt bỏ hoàn toàn, tuy nhiên nguy cơ phát triển một ổ loạn nhịp mới vẫn có thể xảy ra.
      Do đó mà trước và sau khi tiến hành đốt điện, bạn cần duy trì một lối sống khoa học: tập luyện một số môn thể thao như thiền, yoga, đi bộ, hoặc hít sâu thở chậm…; hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà…là những cách rất tốt để cải thiện tình trạng bệnh.
      Bên cạnh đó, bạn có thể sớm sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thảo dược Khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, hồi hộp và phòng ngừa biến chứng như suy tim, huyết khối...
      Thân mến,
  • Nhan Doan
    Nhan Doan - Gửi lúc 08:25 10/12/2020
    bị bệnh này sinh con lần 2 có ảnh hưởng gì không ạ( lần đầu mình sinh bị lên nhịp tim kịch phát trên thất lần đầu) 1 năm sau bị lại lần thứ 2) nếu muốn sinh con thì nên đốt đi trước không hay để vậy rồi dùng thuốc khống chế
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn,Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là tim sẽ tăng nhịp để cung cấp máu cho cả người mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn đã từng có tiền sử nhịp nhanh kịch phát trên thất thì khả năng cao sẽ gặp phải tình trạng tương tự ở lần sinh kế tiếp. Vì vậy, bạn cần phải điều trị triệt để, có thể đốt điện tim hoặc dùng thuốc... nhưng nhất thiết phải ổn định rồi mới nên sinh con để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con sau này.Thân mến.
  • Anh
    Anh - Gửi lúc 04:37 26/09/2020
    nếu sau 4 ngày làm đốt điện tim mà vẫn chưa thở đc như lúc chưa làm thì có sao ko ạ, bgiowf mới hồi phục hoàn toàn ạ
    • dongtay.net.vn
      Chào ban.Tuỳ vào sức khoẻ của từng người bệnh mà khả năng phục hồi sau can thiệp sẽ khác nhau. Vì vậy với trường hợp của người nhà bạn bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để có câu trả lời chính xác nhất bạn nhé.Thân mến!