Biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh
Tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Nhịp tim nhanh do tác động của môi trường, tâm lý, cảm xúc, vận động hay các chất kích thích… thì nó thường vô hại. Nhưng nếu nhịp nhanh thường xuyên hoặc xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch khác, thì bạn cần phải lưu tâm, bởi nó có thể là tiềm ẩn của một rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Khi tim đập quá nhanh, hiệu quả bơm máu của tim đến não và các phần còn lại của cơ thể sẽ bị giảm sút và gây chóng mặt, khó thở, lâng lâng, đánh trống ngực, đau ngực, ngất xỉu… Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn, tốc độ, thời gian của một cơn nhịp nhanh và sự tồn tại của các bệnh lý tim mạch khác.
Một số biến chứng do rối loạn nhịp nhanh
− Huyết khối: Tim đập nhanh sẽ khiến cho dòng máu bị ứ đọng lại ở tim và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành.
− Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Những cục máu đông có thể bị vỡ ra ở lần tim co bóp tiếp theo và di chuyển theo dòng máu, làm tắc nghẽn động mạch não, mạch vành tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
Tim đập nhanh có thể gây biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ
− Ngừng tim, đột tử: thường xảy ra với nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Lúc này tần số tim có thể lên tới 350 – 600 nhịp/ phút. Hậu quả là tim ngừng đập, mất mạch, người bệnh mất ý thức và tử vong.
− Suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Sự gắng sức kéo dài lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu và cuối cùng dẫn đến suy tim.
Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh
Mục tiêu điều trị cho rối loạn nhịp tim nhanh là làm chậm lại nhịp tim khi nó xảy ra, giảm thiểu các cơn nhịp nhanh xuất hiện trong tương lai và ngăn ngừa biến chứng.
Làm thế nào để ngừng một cơn nhịp tim nhanh?
Khi các cơn nhịp tim nhanh diễn ra, bạn có thể làm chậm chúng lại bằng cách áp dụng một số biện pháp dưới đây:
− Nghiệm pháp Vagal: Nghiệm pháp này có thể giúp dừng những rối loạn nhịp nhanh khởi phát ở nửa trên của tim, bằng cách gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh phế vị. Các thao tác thực hiện bao gồm giữ hơi thở, ho mạnh hay làm ướt mặt bằng nước lạnh.
− Thuốc cắt cơn nhịp nhanh: Nếu nghiệm pháp vagal không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc chống loạn nhịp tim như flecainide (Tambocor) hoặc propafenone (Rythmol).
− Sốc điện: được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi thuốc và nghiệm pháp vagal không có hiệu quả..
Ngăn chặn cơn nhịp tim nhanh xuất hiện
Để hạn chế các cơn nhịp nhanh xuất hiện trong tương lai, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị:
− Thuốc chống loạn nhịp tim: Được kê toa sử dụng thường xuyên để ngăn chặn các cơn nhịp nhanh xảy ra. Một số thuốc hay được sử dụng như thuốc chẹn kênh canxi là diltiazem (Cardizem, Tiazac) và verapamil (Calan, Verelan); hoặc thuốc chẹn beta, như metoprolol (Lopressor, Toprol) và esmolol (Brevibloc).
Máy cấy ghép máy khử rung tim (ICD) giúp phục hồi nhịp tim
− Cấy ghép máy khử rung tim: Nếu bạn có nguy cơ cao gặp những cơn nhịp tim nhanh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể đề nghị bạn cấy ghép máy khử rung tim (ICD). Thiết bị này có kích thước của một chiếc điện thoại di động, được phẫu thuật cấy ghép ở ngực. Nó giúp liên tục theo dõi nhịp tim của bạn, phát hiện sự gia tăng nhịp tim và cung cấp những hiệu chuẩn chính xác để phục hồi nhịp tim bình thường.
− Phẫu thuật: có thể cần thiết trong một số trường hợp để phá bỏ ổ loạn nhịp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch các vết rạch nhỏ ở mô tim để tạo nên các mô sẹo. Những mô sẹo này không dẫn điện, nên cản trở các xung điện đi lạc gây ra rối loạn nhịp nhanh. Phẫu thuật chỉ được lựa chọn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Ngăn ngừa huyết khối
Để hạn chế nguy cơ hình thành các cục máu đông, bạn sẽ được sử dụng một loại thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như dabigatran (Pradaxa) và warfarin (Coumadin).
Điều trị các bệnh tiềm ẩn
Nếu bạn mắc một số bệnh lý khác có thể tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn nhịp nhanh, ví dụ như bệnh tim hoặc cường giáp, bạn sẽ cần phải điều trị tốt các bệnh này để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu cơn nhịp tim nhanh.
Phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh
Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhịp tim nhanh và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh là duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Bạn có thể bắt đầu thực hiện với các bước dưới đây:
− Tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn lành mạnh với ít chất béo, nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc.
− Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
− Giữ huyết áp và mức cholesterol máu trong giới hạn cho phép.
− Ngưng hút thuốc lá.
− Hạn chế uống rượu, caffeine.
− Không sử dụng ma túy
− Kiểm soát stress
− Khám bệnh theo đúng lịch của bác sĩ
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều tri, phòng ngừa rối loạn nhịp tim cũng là một trong những giải pháp được khuyến khích. Một số nghiên cứu gần đây về thảo dược Khổ sâm, Đan sâm, Vằng đằng cho thấy các hoạt chất chính trong các thảo được này có tác dụng làm giảm nhịp tim bằng cách hạn chế tính kích thích của cơ tim, đồng thời cải thiện phân suất tống máu (sức bơm của tim).
Biến chứng do rối loạn nhịp tim nhanh có thể tiến triển trong nhiều năm, nhưng phần lớn diễn biến của chúng rất đột ngột và khó lường trước. Vì thế ngay khi các triệu chứng của bệnh trở nên xấu hơn hoặc phát triển các triệu chứng mới, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn và điều trị.
Trích nguồn:
http://www.drugs.com/
http://www.ncbi.nlm.nih.gov
Bình luận