Thuốc điều trị bệnh rung tâm nhĩ

Thuốc điều trị bệnh rung tâm nhĩ

 

Rung tâm nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, xảy ra khi buồng tâm nhĩ (buồng trên của tim) đập không đều và hỗn loạn. Nếu không được kiểm soát, rung nhĩ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh rung tâm nhĩ có thể được điều trị bằng thuốc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân thường ngưng dùng thuốc chủ yếu vì hai lý do: Sợ tác dụng phụ hoặc nghĩ rằng mình đã khỏe, không cần dùng thuốc. Nhưng họ không biết rằng điều đó đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe của chính bản thân mình. Bởi rung tâm nhĩ là một trong những bệnh mạn tính tim mạch, có thể tái phát bất kỳ lúc nào và khiến bệnh nhân lên cơn nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc điều trị phải đúng như phác đồ điều trị của bác sỹ.  

Dưới đây là các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị rung nhĩ và những điều bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng.

Thuốc điều trị rung nhĩ (AF hoặc AFib)

Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị rung tâm nhĩ là các thuốc có tác dụng kiểm soát nhịp tim  và ngăn ngừa các cục máu đông để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ đột quỵ. Thuốc ngăn ngừa cục máu đông (antiplatelets và thuốc chống đông máu) 

Thuốc ngăn ngừa cục máu đông có tác dụng giảm được độ kết dính của máu trong động mạch, hạn chế được sự kết tập của tiểu cầu và làm tan cục máu đông đã hình thành trong động mạch vành. Một số loại thuốc đó là:

-  Aspirin

-  Warfawin

-  Một số loại thuốc chống đông máu khác như dabigitran, rivaroxaban và apixaban cũng đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng

Aspirin-la-thuoc-duoc-dung-trong-dieu-tri-rung-nhi

Aspirin là thuốc được dùng trong điều trị rung nhĩ

Tác dụng phụ và những lưu ý trong quá trình sử dụng

Thuốc aspirin là một trong những loại thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tác dụng phụ phổ biến nhất của aspirin là làm tăng nguy cơ chảy máu khi bệnh nhân có vết thương hở. Người bệnh không nên dùng quá liều quy định của bác sỹ. Nếu xuất hiện các triệu chứng chảy máu nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Thuốc chống đông máu cũng làm tăng nguy cơ chảy máu. Warfarin cũng là một loại thuốc như vậy. Bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông máu cho dù không xuất hiện biến chứng cũng phải đi xét nghiệm máu hàng tháng để đảm bảo an toàn và điều trị với liều lượng thuốc phù hợp nhất đối với cơ thể.

Một số loại thuốc chống đông máu mới như dabigitran, rivaroxaban và apixaban mặc dù không cần xét nghiệm máu hàng tháng nhưng người bệnh vẫn cần cẩn trọng lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Lưu ý quan trọng:

-  Gọi bác sỹ ngay khi xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường hoặc bầm tím dưới da.

-  Nếu bạn quên uống thuốc thì hãy bỏ qua liều đó. Tuyệt đối không uống bù.

-  Luôn tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi ngừng thuốc và chuyển qua một loại thuốc mới.

-  Nếu phải điều trị một căn bệnh khác, hãy luôn nhắc với bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ rằng bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu.

-  Nếu bạn đang sử dụng warfarin, bạn có thể hỏi bác sỹ về những loại thuốc/ thực phẩm bổ sung có thể khiến tương tác thuốc xảy ra.

-  Gọi bác sỹ ngay nếu bạn: Gặp tai nạn; xuất hiện các vết bầm tím thường xuyên; cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, bị ngất; đang mang thai; nước tiểu màu đỏ, phân màu đen; chảy máu thường xuyên, đặc biệt là nướu; đau đầu, đau bụng mạn tính.

Thuốc kiểm soát nhịp tim

Co-nhieu-loai-thuoc-giup-dieu-hoa-nhip-tim

Có nhiều loại thuốc giúp điều hòa nhịp tim

Có nhiều loại thuốc có thể giúp bạn điều hòa nhịp tim, hạn chế biến chứng do nhịp tim nhanh gây ra cho bệnh nhân. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng:

Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách tác động trực tiếp vào các thụ thể beta, để ngăn chặn các tác động của adrenaline tại tim (adrenalin là một hormone có tác dụng gây co mạch và làm tăng nhịp tim). Nhờ vậy, thuốc giúp làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của cơ tim, từ đó, giúp tim bớt căng thẳng vì phải làm việc trong tình trạng quá sức.

Một số loại thuốc chẹn beta bao gồm: 

-  Atenolol 

-  Bisoprolol 

-  Carvedilol 

-  Metoprolol 

-  Nadolol 

-  Propranolol 

-  Timolol

Thuốc chẹn kênh calci giúp ổn định điện thế màng tế bào, được sử dụng để làm chậm nhịp tim ở bệnh nhân rung tâm nhĩ và giảm áp lực làm việc cho tim. Một số loại thuốc chẹn kênh calci là:

-  Dilitiazem 

-  Verapamil 

Digoxin là loại thuốc làm chậm tốc độ dòng điện xuất phát từ tâm nhĩ đến tâm thất, giảm tình trạng rung tâm nhĩ ở bệnh nhân.

Một nghịch lý là tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc kiểm soát nhịp tim lại chính là làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn nhịp. Bởi vậy nếu bạn nhận thấy nhịp tim đập bất thường hơn cần thông báo ngay với bác sỹ điều trị.

Việc lựa chọn điều trị bệnh rung tâm nhĩ bằng phẫu thuật hay bằng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nếu bạn đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc, phẫu thuật là không cần thiết. Điều bạn cần làm tuân thủ tuyệt đối điều trị của bác sỹ: Uống thuốc đúng giờ, đúng loại và đủ liều lượng.

Một số giải pháp hỗ trợ từ các thảo dược tự nhiên đã được chứng minh là hữu ích với bệnh rung nhĩ. Trong đó Khổ sâm là một thảo dược được các nhà khoa học chú ý hơn cả. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong cây Khổ sâm có khả năng kiểm soát nhịp tim trong bệnh rung nhĩ thông qua 2 cơ chế, vừa ngăn chặn tác động của adrenalin tương tự như nhóm chẹn beta, vừa điều hòa nồng độ các ion Kali, Natri, Canxi ra vào tế bào, từ đó giúp ổn định điện thế màng tế bào và ổn định lại nhịp tim một cách hiệu quả.

Sự phối hợp giữa Khổ Sâm và một số thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tiêu huyết khối như Đan Sâm, Natto là một giải pháp hữu ích cho người bệnh rung nhĩ.

Tham khảo: www.heart.org

Bình luận