Phát hiện đường trong máu cao chắc hẳn đã khiến bạn vô cùng lo lắng. Đây là tình trạng sức khỏe phổ biến ở người tiền tiểu đường (rối loạn dung nạp glucose) hoặc người bệnh tiểu đường tuýp 2. Đường trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, xuất hiện âm thầm trong nhiều năm như tăng nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa mạch, tổn thương thận, tổn thương mắt, thần kinh…

Dấu hiệu giúp nhận biết đường trong máu tăng cao?

Các triệu chứng khi đường máu tăng cao có thể khác nhau ở mỗi người. Ở một số người bệnh đường máu tăng cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì cho tới khi các biến chứng xất hiện. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi đường huyết tăng cao thì các dấu hiệu dưới đây sẽ xuất hiện:

- Khát nước nhiều và khô miệng
- Phải đi tiểu nhiều lần trong một ngày
- Mệt mỏi nhiều
- Mắt mờ, nhức mỏi
- Giảm cân nhanh
- Cảm thấy đói thường xuyên hơn
- Các bệnh nhiễm trùng trên cơ thể bị tái phát

 Những triệu chứng nhận biết khi bị đường trong máu cao

Những triệu chứng nhận biết khi bị đường trong máu cao

Những biến chứng nguy hiểm khi đường trong máu cao lâu ngày

Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra cả biến chứng cấp tính và các biến chứng lâu dài với người bệnh tiểu đường:

Biến chứng cấp tính của tăng đường huyết

Các biến chứng cấp tính do tăng đường huyết đều là những vấn đề đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết: Thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 ít khi gặp phải tình trạng này. Khi đường trong máu tăng trên mức 14 mmol/l (250 mg/dl), đồng nghĩa với việc các tế bào bị thiếu năng lượng trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng bằng việc “đốt cháy” chất béo. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra chất ceton tích tụ trong máu. Chất ceton tích tụ với lượng lớn (nhiễm toan ceton) sẽ gây độc cho cơ thể. Triệu chứng nổi bật nhất khi bị nhiễm toan ceton là người bồn chồn, khó chịu, hơi thở có mùi giấm hoặc hoa quả bị lên men.

Tăng áp lực thẩm thấu: Xảy ra do đường huyết tăng cao quá mức khiến cho nước trong cơ thể bị thẩm thấu nhiều vào trong lòng mạch. Người bệnh phải đi tiểu nhiều khiến dịch của cơ thể bị kéo theo ra ngoài hệ quả là cơ thể bị mất chất dịch nghiêm trọng. Nhìn chung các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu cũng khá giống với nhiễm toan ceton.

 Khi có những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng dài hạn của tăng đường huyết

Các biến chứng dài hạn của tăng đường huyết chủ yếu xảy ra là do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài làm tổn thương hệ thống thần kinh và mạch máu. Các biến chứng này có thể là:

- Biến chứng mạch máu lớn: Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

Biến chứng mạch máu nhỏ: Tổn thương các dây thần kinh, tổn thương mắt, thận có thể dẫn tới giảm thị lực, mù lòa, suy thận

Biến chứng do tổn thương hệ thần kinh: biến chứng này có thể gây ra rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

 Đường trong máu cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Đường trong máu cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường trong máu cao?

Hãy nhờ đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ bản thân hay người nhà mình gặp phải các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, bởi chúng đều rất nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Mặt khác nếu phát hiện đường huyết của bản thân tăng cao bằng cách kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết hoặc nghi ngờ đường huyết bị tăng cao dựa vào các triệu chứng thì người bệnh cần thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

- Thực hiện các hoạt động thể chất với cường độ vừa phải nhiều hơn: Vận động thể chất là một giải pháp rất hiệu quả để giảm thiểu tình trạng kháng insulin của tế bào, giúp cho đường huyết trong máu có thể đi vào trong tế bào dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.

- Kiểm tra xem liệu chế độ ăn uống của bạn đã khoa học chưa? Những thực phẩm dễ khiến cho đường huyết tăng thường là các thực phẩm chứa chất bột đường đơn giản như nước ngọt, nước trái cây, cơm trắng, cháo, bánh mì, bánh nướng, bánh quy, bún, mì… Nếu sử dụng nhiều các thực phẩm này người bệnh cần phải giảm bớt. Để giúp giảm đường huyết hiệu quả hơn nữa người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc có thành phần là các loại chất bột đường phức tạp bao gồm các loại hạt, gạo lứt, các loại đậu đỗ, đậu phụ, rau xanh đặc biệt là các loại rau có tính nhớt

Kiểm tra lại các loại thuốc đang sử dụng xem có sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian hay không? Nếu phát hiện tăng đường huyết là do sử dụng thuốc không đúng liều lượng khuyến cáo hoặc quên thuốc thì cần thay đổi lại ngay.

Trong trường hợp người bệnh đã dùng thuốc thường xuyên, đều đặn với liều lượng theo đúng khuyến cáo trong khi vẫn ăn uống và luyện tập một cách tích cực, khoa học thì người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh tăng liều hoặc kết hợp thuốc. Bởi các loại thuốc điều trị tiểu đường theo thời gian sẽ phải tăng liều lượng để có hiệu quả điều trị tương đương (hiện tượng nhờn thuốc).

Tất nhiên, tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc cũng kéo theo nguy cơ về tác dụng phụ đồng thời thuốc cũng chỉ tăng lên tới một mức liều giới hạn. Do đó, để hạn chế việc phải tăng liều thuốc thì người bệnh có thể sử dụng kết hợp thêm các thảo dược giúp hạ đường huyết. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây đã chứng minh rằng một số loại thảo dược khá phổ biến nhưng lại có tác dụng giảm đường huyết rất tốt khi chúng kết hợp với nhau như Tinh chất lá Xoài, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi, lá Neem

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn tham khảo:

https://www.diabetesselfmanagement.com/managing-diabetes/blood-glucose-management/high-blood-glucose/

https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-sugar-hyperglycaemia/

Bình luận