Gliclazide với các hàm lượng phổ biến là 30mg, 60mg và 80mg là thuốc hạ đường huyết được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường và được chỉ định điều trị với Gliclazide thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích để có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Những điều cần biết trước khi dùng Gliclazide

Gliclazide 30, 60, 80 mg là thuốc điều trị tiểu đường type 2 thuộc nhóm Sulfonylurea. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tăng sinh sản xuất insulin. Đây là loại hormon quan trọng giúp đường có thể đi từ máu vào trong tế bào để tạo ra năng lượng.

Gliclazide kích thích tuyến tụy tiết insulin để giảm glucose trong máu

Gliclazide kích thích tuyến tụy tiết insulin để giảm glucose trong máu

Gliclazide là tên gốc, thuốc có nhiều tên biệt dược (tên trên thị trường) với mức giá khác nhau như:

- Gliclazide STADA 80mg giá 1.000đ/1 viên
- Diamicron MR 30mg (Gliclazide 30mg) giá 3.500đ/1 viên
- Diamicron MR 60mg (Gliclazide 60mg) giá 6.500đ/1 viên
- Staclazide MR 30mg (Gliclazide 30mg) giá 1.200đ/1 viên
- Clazic SR 30mg (Gliclazide 30mg) giá 1.300đ/1 viên
- Dorocron MR 30mg (Gliclazide 30mg) giá 800 - 1.400 đ/1 viên
- Dianorm-M (gliclazide + metformin) giá 3.700đ/1 viên

Người bệnh tiểu đường type 2 có thể sử dụng thuốc gliclazide kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để kiểm soát lượng đường huyết. Việc điều trị hiệu quả bằng Gliclazide sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh…

Thuốc sẽ chống chỉ định với các trường hợp đã từng dị ứng với thuốc Gliclazide hay các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylureas trước đây, có vấn đề về gan thận, phụ nữ mang thai, cho con bú và đang dùng thuốc miconazole dạng uống.

Cách dùng thuốc Gliclazide hiệu quả an toàn

Người bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin phải thận trọng khi dùng thuốc Gliclazide 30mg, Gliclazide 60mg và Gliclazide 80mg. Cách đơn giản nhất để vừa đạt hiệu quả vừa giảm nguy cơ tác dụng phụ là uống thuốc đúng liều, đúng cách theo đơn của bác sĩ.

Liều dùng Gliclazide

Liều khởi đầu khi điều trị với Gliclazide được khuyến cáo là 30mg/ ngày. Nếu đường huyết ổn định, người bệnh có thể được tiếp tục duy trì liều này. Ngược lại, nếu đường huyết không thể kiểm soát tốt, bạn cần sử dụng với liều cao hơn 60mg, 80mg, 120mg…

Liều tối đa của Gliclazide được khuyến cáo là không quá 320 mg/ngày. Mỗi lần uống thuốc không được quá 160mg. Người bệnh không không được tự ý thay đổi, điều chỉnh liều lượng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường type 2 không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc Gliclazide

Người bệnh tiểu đường type 2 không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc Gliclazide

Cách dùng Gliclazide

Gliclazide có thể được uống duy nhất 1 lần/ ngày. Trong trường hợp này, thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn xong. Ngoài ra, một số trường hợp khác, khi chỉ định với liều cao hơn, bệnh nhân có thể uống vào nhiều lần trong ngày như sau:

- Với liều lượng 2 viên/ngày sẽ uống 1 viên vào trước bữa sáng và 1 viên trước bữa tối hoặc cũng có thể uống 2 viên vào buổi sáng (nếu không kết hợp thêm thuốc điều trị tiểu đường khác).
- Với liều lượng 3 viên/ngày sẽ uống 2 viên vào trước bữa ăn sáng và 1 viên trước bữa tối
- Với liều 4 viên/ngày (liều tối đa) sẽ uống 2 viên vào trước bữa ăn sáng và 2 viên trước bữa tối.

 

Bạn nên nuốt trọn viên thuốc Gliclazide MR khi uống, không được nhai, bẻ, nghiền nhỏ hay đập vỡ viên để cho dễ sử dụng hơn bởi vì việc này có thể làm mất tác dụng kéo dài của thuốc. 

 

Lưu ý khi sử dụng Gliclazide 30, 60, 80mg

Hiệu quả của Gliclazide phụ thuộc rất nhiều vào việc thuốc có được sử dụng một cách thường xuyên, đều đặn hay không. Chính vì vậy tốt nhất người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong này để hạn chế tối đa việc quên thuốc. 

Nếu có lỡ quên một liều thì hãy bỏ qua liều đã quên và cố gắng để uống đều đặn vào những lần sau chứ không nên uống bù hoặc tăng gấp đôi liều trong lần uống tiếp theo.

Trong quá trình điều trị bằng Gliclazide 30, 60 hay 80mg, cần theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết để các bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc và điều chỉnh liều lượng (nếu cần thiết).

Gliclazide không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, nếu người bệnh đang trong thời gian sử dụng loại thuốc này mà phát hiện ra mình mang thai hoặc có ý định muốn mang thai thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có phương án chuyển sang loại thuốc khác thay thế.

Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối kiêng rượu bia bởi chất cồn trong rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc.

Hãy báo cho bác sĩ nếu phát hiện mang khi đang dùng Gliclazide

Hãy báo cho bác sĩ nếu phát hiện mang khi đang dùng Gliclazide

Tác dụng phụ của Gliclazide là gì?

Hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn xảy ra phổ biến nhất khi sử dụng Gliclazide 80mg, đặc biệt là trong thời gian đầu sử dụng thuốc. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm: Đau đầu, đói cồn cào, buồn nôn, nôn mửa, cảm thấy người không còn sức lực, không tỉnh táo, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, tim đập loạn nhịp… 

Hạ đường huyết có thể trở nên rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa trực tiếp tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của hạ đường huyết người bệnh cần nhanh chóng sử dụng ngay các thực phẩm có sẵn, tốt nhất là các thực phẩm có chứa nhiều chất bột đường như cơm, bánh mì, bánh quy, nước đường hay các loại nước ngọt khác… 

Thông thường các triệu chứng của hạ đường huyết sẽ giảm đi sau một vài phút từ khi sử dụng các thực phẩm này, tuy nhiên nếu nhận thấy không có sự cải thiện thì cần tìm đến các cơ sở y tế để cấp cứu càng sớm càng tốt.

Ngoài hạ đường huyết thì trong thời gian sử dụng Gliclazide người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như: 

- rối loạn chức năng gan (biểu hiện chán ăn, vàng da…)
- rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón)
- rối loạn trên da (phát ban, mẩn đỏ, ngứa…)
- mờ mắt (do có sự thay đổi của lượng đường trong máu)
- rối loạn công thức máu… 

Hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nếu nghi ngờ mình gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Sử dụng thuốc Gliclazide không đúng cách thường gây tác dụng phụ hạ đường huyết

Sử dụng thuốc Gliclazide không đúng cách thường gây tác dụng phụ hạ đường huyết

Những trường hợp phải thận trọng khi dùng Gliclazide

Bạn sẽ phải thận trọng hơn nếu đang dùng Gliclazide cùng các loại thuốc sau đây. Bởi sự kết hợp thuốc này có thể gây tương tác xấu ảnh hưởng đến hiệu quả và nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

- Thuốc làm tăng tác dụng phụ hạ đường huyết của Gliclazide: Thường xảy ra khi dùng chung Gliclazide với thuốc chloramphenicol; thuốc kháng sinh sulfamethoxazole, cotrimoxazol; thuốc chống đông máu Plavix… Đặc biệt một số thuốc huyết áp thuộc nhóm chẹn beta (Beta lock) hay ức chế men chuyển như captopril, enalapril… có thể làm tăng nguy cơ tụt đường huyết.
- Thuốc làm giảm hiệu quả điều trị của Gliclazide: thuốc tăng dịch nhầy khớp như glucosamine; thuốc chống viêm không steroid như prednisolone; thuốc điều trị hen như salbutamol; thuốc ngừa thai đường huyết; thuốc lợi tiểu furosemid…

Gliclazide 30, 60, 80 mg có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác nhóm trong tất cả các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2. Người tiểu đường cần luôn ghi nhớ việc sử dụng thuốc đúng giờ, đúng chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất và ít gặp tác dụng phụ.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: mhra.gov.uk

Bình luận