Mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả
Mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả
Mướp đắng có khả năng làm giảm đường huyết thông qua nhiều cơ chế
Có nhiều hợp chất được tìm thấy trong Mướp đắng có khả năng làm giảm đường huyết. Nhưng được biết đến nhiều nhất có lẽ là Charantin. Đây là một chất có cấu trúc hóa học gần giống insulin – hormon vận chuyển đường từ máu vào tế nào – vì vậy sau khi ăn Mướp đắng sẽ có tác dụng hạ đường huyết ngay lập tức. Nhiều bằng chứng cho thấy, sử dụng mình hợp chất này có hiệu quả hạ đường huyết cao hơn so với việc dùng mình liều thuốc hạ đường huyết đường uống là tolbutamide.
Ngoài ra, các nghiên cứu tại Đài Loan, Nhật Bản, Ả Rập, Ấn Độ còn phát hiện ra thêm khá nhiều các cơ chế hạ đường huyết từ Mướp đắng như:
- Mướp đắng làm giảm kháng insulin, tăng tính linh hoạt của hormon vận chuyển đường nhờ đó làm giảm đường huyết.
- Mướp đắng có khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào beta của tuyến tụy đã bị tổn thương, nhờ đó làm tưng khả năng sản xuất insulin, giúp hạ nhanh đường huyết và mang lại hiệu quả lâu dài.
- Mướp đắng giúp làm giảm hấp thu đường sau ăn nhờ vai trò ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase – enzym phân cắt tinh bột thành đường - từ đó ngăn ngừa tăng đường máu sau ăn tương đương Acarbose – nhóm thuốc chính điều trị tiểu đường có cơ chế tương tự.
Mướp đắng giúp làm giảm stress oxy hóa, ngăn chặn biến chứng tiểu đường
Viêm, stress oxy hóa tế bào là các quá trình được kích hoạt khi đường huyết tăng cao kéo dài. Bởi rối loạn chuyển hóa chất đường đã gây ra nhiều phản ứng có hại trong cơ thể, thải vào trong mạch máu, tế bào nhiều loại rác thải. Khi cơ thể không đủ các chất chống oxy hóa để dọn dẹp, “rác thải” ngày càng nhiều làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu lớn, gây chít hẹp mạch máu nhỏ, gây gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, từ đó làm phát sinh biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tại Hungary, Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm stress oxy hóa, giảm huyết áp và cholesterol toàn phần, từ đó giúp tăng cường dọn dẹp “rác thải”, bảo toàn được tính toàn vẹn của lòng mạch, ngăn chặn biến chứng tiểu đường.
Bên cạnh đó, sử dụng dịch nước ép Mướp đắng thường xuyên còn giúp tăng cường chức năng năng tim, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường.
Ứng dụng của Mướp đắng để giúp làm giảm và ổn định đường huyết lâu dài
Qua rất nhiều nghiên cứu được đưa ra, có thể thấy Mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần khai thác vấn đề này cụ thể như thế nào, dùng Mướp đắng sao cho hiệu quả thì không có nhiều người nắm bắt được điều trị.
Mặc khác người bệnh mà có đường huyết đang tăng rất cao, người bị biến chứng tiểu đường thì không gây suy thận nên cận trọng với việc sử dụng Mướp đắng phơi sấy khô chưa rõ nguồn gốc. Nguyên nhân là khi Mướp đắng sấy khô có nhiều kali (do dùng hóa chất để chống nấm mốc) và điều này cần rất thận trọng cho người tiểu đường bị suy thận vì có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
Tại Việt Nạm, viện thực phẩm chức năng cùng Công ty Tư vấn Y dược Quốc tế IMC sau một thời gian nghiên cứu đã đưa đến thống nhất về việc ứng dụng Mướp đắng để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Từ đó cho thấy việc kết hợp sử dụng Mướp đắng với các thành phần cũng có tác dụng hạ đường huyết trong dân gian như lá Xoài, lá Neem, Quế chi… sẽ tạo thành hiệp đồng tác dụng mạnh mẽ, từ đó làm tăng hiệu quả hỗ trợ giảm và ổn định lâu dài, đặc biệt hiệu quả cho người mới phát hiện tiểu đường tuýp 2.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Theo nguồn:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9716917/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6765165/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24751968
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4959359/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3174519/
Bình luận