Thông tin toàn diện về chỉ số tiểu đường không thể bỏ qua
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin toàn diện về chỉ số tiểu đường, mức độ an toàn và nguy hiểm bạn cần biết để chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Có những chỉ số tiểu đường nào cần quan tâm?
Hiện nay để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị tiểu đường, bạn có thể phải kiểm tra 1 hoặc các chỉ số sau đây:
- Chỉ số đường huyết lúc đói (FPG): Bạn phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ qua đêm, chỉ được uống nước lọc, nước đun sôi để nguội sau đó lấy máu để thực hiện xét nghiệm vào sáng hôm sau.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Bạn cần phải nhịn đói qua đêm hôm trước, rồi lấy máu xét nghiệm vào sáng ngày hôm sau tại thời điểm 2 giờ sau khi uống dung dịch chứa 75g đường glucose.
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: Có thể lấy máu để thực hiện xét nghiệm này vào bất kỳ thời điểm nào.
- Chỉ số HbA1c : Xét nghiệm giúp đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng gần nhất. Đây là xét nghiệm cũng có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào tuy nhiên cần thực hiện tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tại Việt Nam, xét nghiệm HbA1c khá đắt đỏ và khó thực hiện, vì vậy kiểm tra đường huyết lúc đói vẫn là chỉ định ưu tiên.
Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường, tiền tiểu đường?
Tiền tiểu đường là giai đoạn cửa ngõ trước khi bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán (tiểu đường tuýp 1 xuất hiện do thiếu hụt insulin tuyệt đối, không có giai đoạn tiền tiểu đường). Giai đoạn này có thể kéo dài trung bình 5 – 10 năm, đường huyết tăng cao nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường. Khác với bệnh tiểu đường chưa thể chữa khỏi, thì người bị tiền tiểu đường có 70% cơ hội không chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 (có thể chữa khỏi tiền tiểu đường).
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường theo Quyết định mới nhất số 3319/QĐ-BYTngày 19 tháng 07 năm 2017- Bộ y tế.
Lưu ý: Bệnh tiểu đường sẽ được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chí phù hợp. Nếu không có kèm theo các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường thì khi chẩn đoán mắc bệnh cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần cách nhau không quá 7 ngày.
Chỉ số đường huyết mục tiêu với người bệnh tiểu đường
Bảng khuyến cáo mức đường huyết mục tiêu ở người tiểu đường
Lưu ý: Để đổi từ đơn vị đo đường huyết mg/dL sang mmol/L ta chỉ cần chia cho 18
Ví dụ: 110 mg/dL = 110/18 mmol/L= 6.1 mmol/L
Chỉ số mục tiêu mang tính chất tham khảo, không áp dụng giống nhau với tất cả người bệnh tiểu đường. Bởi ở mỗi người, mỗi giai đoạn bệnh sẽ có mức đường huyết mục tiêu khuyến cáo khác nhau.
Các chỉ số đường huyết và các khuyến cáo
Đường máu dù ở mức cao hay thấp cũng cần được quan tâm, dưới dây là một số đánh giá và khuyến cáo về các chỉ số đường huyết.
Hướng dẫn cách xử trí hạ đường huyết tại nhà:
Xử lý nhanh tại nhà: Khi có các biểu hiện nghi ngờ hạ đường huyết như đói cồn cào, chân tay bủn rủn, run rẩy, chóng mắt, vã mồ hôi, hoa mắt… bạn hãy xử lý nhanh bằng cách uống 250 ml nước ép trái cây hoặc ngậm 1 – 2 viên kẹo glucose hoặc uống 3 – 4 thìa cà phê đường pha với 200 ml nước. Sau 15 phút nếu các dấu hiệu cải thiện hoặc kiểm tra thấy đường huyết tăng, hãy ăn nhẹ 1 phần trái cây hoặc 1 nửa quả chuối, 1 chén cơm nhỏ. Nếu sau 15 phút không có kết quả, hãy lặp lại bước 1. Nếu đường huyết sau 15 phút tiếp tục không cải thiện, bạn nên nhờ người nhà đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Những giải pháp hiệu quả giúp giảm và ổn định chỉ số tiểu đường
Kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép rất quan trọng với người tiểu đường, bởi điều đó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến tim, thận, mắt, thần kinh… Để làm được điều này, bạn không thể bỏ qua những hướng dẫn sau đây:
- Kiểm soát chế độ ăn: Ăn giảm chất bột đường như cơm trắng, bánh mì, bún, miến, mì tôm, bánh quy…; nên lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như gạo lứt, gạo nguyên cám, khoai lang, đậu đỗ, các loại rau, quả bơ, các loại hạt…
- Tăng các hoạt động thể chất: Sẽ giúp giảm tình trạng kháng insulin nhằm giúp đường có trong máu có thể đi vào tế bào dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm chỉ số đường huyết.
- Sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ khi mắc bệnh tiểu đường.
- Giải tỏa căng thẳng, lo lắng: Stress làm tăng đường huyết, do đó để điều trị tiểu đường hiệu quả, bạn nên hạn chế lo lắng bằng cách tăng cường luyện tập thể dục, tập yoga, thiền hoặc hít sâu thở chậm… Nghe nhạc, ngâm mình trong bồn tắm hoặc bơi lội cũng có những cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
Sử dụng các thảo dược giúp giảm và ổn định đường huyết như Tinh chất lá xoài, Mướp đắng, Quế chi, Hoàng bá, lá Neem cũng được các chuyên gia Y học cổ truyền khuyến cáo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược kể trên có thể kiểm soát chỉ số tiểu đường hiệu quả: giảm đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn và lâu dài làm giảm HbA1c.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317536.php
https://www.webmd.com/diabetes/qa/what-causes-blood-sugar-levels-to-change
http://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html
https://www.diabetesselfmanagement.com/blog/what-is-a-normal-blood-sugar-level/
Bình luận