7 biện pháp ổn định đường huyết đơn giản hiệu quả đáng kinh ngạc
Khi bạn vẫn còn thường xuyên cảm thấy thèm ăn, dễ cáu gắt, bực bội, mệt mỏi, đi tiểu nhiều… có nghĩa là đường huyết của bạn không ổn định. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ cần đến 7 biện pháp ổn định đường huyết cực đơn giản với hiệu quả đáng kinh ngạc sau đây.
Duy trì đường huyết trong mức ổn định là mục tiêu quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Đường huyết khi nào được xem là ổn định?
Mục tiêu điều trị ở người tiểu đường là duy trì đường huyết trong mức cho phép, có nghĩa là cả đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn 2h đạt ngưỡng an toàn. Mức đường huyết an toàn được khuyến cáo như sau:
- Đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l (126 mg/dl) (*).
- Chỉ số đường huyết sau ăn 2h dưới 10 mmol/l (180 mg/dl).
- Đường huyết trước khi đi ngủ dưới 8 mmol/l (144 mg/dL)
(*): Đường huyết lúc đói ở người tiểu đường trẻ, chưa bị biến chứng có thể dưới 6.5 mmol/l. Ngược lại với người già, người tiểu đường lâu năm, người bị men gan cao, đã bị suy thận hoặc có bệnh tim mạch, đường huyết lúc đói có thể dưới 8.5 mmol/l hoặc dưới 8 mmol/l.
Nguyên nhân khiến đường trong máu không ổn định?
Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Kháng insulin: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây khó khăn trong việc ổn định đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2. Kháng insulin nghĩa là insulin hoạt động kém hiệu quả, điều này khiến tuyến tụy phải gia tăng hoạt động với hy vọng sản xuất được nhiều insulin hơn. Lâu dài sẽ khiến tuyến tụy trở nên suy kiệt.
- Ăn kiêng quá mức: Ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống thả phanh đều là những lý do khiến đường huyết xuống thấp (hạ đường huyết) hoặc tăng cao.
- Không sử dụng thuốc hạ đường huyết: Có thể vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc mà nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết. Chính điều này đã khiến cho đường máu tăng cao, tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.
- Ít vận động: Không hoặc ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
- Thường xuyên căng thẳng: Lo lắng, bồn chồn, cáu gắt… chỉ khiến cho đường máu tăng cao.
- Mất ngủ: Ngủ không đủ giấc, không ngon giấc, ngủ đêm thường xuyên… sẽ dễ khiến cơ thể bị stress, dẫn tới làm tăng lượng đường trong máu.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Thuốc điều trị cảm cúm, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm corticoid… có thể làm tăng đường huyết nếu dùng dài ngày.
Vậy nếu cứ duy trì mức đường huyết tăng cao, người tiểu đường tuýp 2 có khả năng đối diện với những biến chứng nguy hiểm nào?
Những rủi ro không ngờ khi đường huyết không ổn định
Cả đường huyết cao và thấp đều là những mối đe dọa đối với sức khỏe. Lượng đường trong máu thấp có thể dẫn tới cơn hạ đường huyết cấp tính, nếu không xử lý kịp thời có thể gây tổn thương não, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
Ở chiều ngược lại, đường huyết cao có thể gây mệt mỏi, khát nước thường xuyên, mắt mờ, dễ cáu giận vô cớ… Về lâu dài sẽ làm gia tăng các biến chứng như đau tim, đột quỵ, mù lòa, đoạn chi, suy thận…
Kiểm soát đường huyết trong ngưỡng cho phép đã được chứng minh sẽ hạn chế các biến chứng trên mạch máu, thận, thần kinh và giúp kéo dài tuổi thọ cho người tiểu đường. Gọi ngay hotline: 0981.238.218 khi bạn cần hỗ trợ về các phương pháp kiểm soát đường huyết.
7 biện pháp kiểm soát đường huyết ổn định trong tầm tay
Tìm hiểu kỹ về phương pháp tiến hành và kiên trì đến cùng sẽ giúp đường huyết ổn định dài lâu
Tập thể dục thường xuyên
Về lợi ích ngắn hạn, hoạt động thể chất giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, nhờ đó làm giảm đường trong máu. Còn về tác dụng lâu dài, tập thể dục sẽ giúp làm giảm kháng insulin.
Ăn những thực phẩm ổn định đường huyết
Đối với người bị tiểu đường, có một chế độ ăn đúng sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì đường huyết ổn định. Một số lưu ý khi thiết lập chế độ ăn là:
- Hạn chế tối đa bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt,…
- Tăng cường chất xơ, ăn nhiều các loại chất xơ hòa tan như các loại rau có nhiều chất nhớt: rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…
- Chia nhỏ bữa ăn. Điều này sẽ cho phép lượng đường trong máu không bị tụt xuống quá thấp giữa các bữa ăn hoặc tăng lên quá nhiều sau ăn.
Kiểm soát stress
Các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền đều đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết ở những mắc bệnh tiểu đường mạn tính.
Đo đường máu thường xuyên
Đo đường huyết thường xuyên, cụ thể là vào buổi sáng trước khi ăn, ngay sau bữa ăn và ghi lại chúng sẽ giúp bạn tìm ra những điểm cần phải điều chỉnh trong chế độ ăn và điều trị, đồng thời xác định được cách mà cơ thể của bạn phản ứng với các loại thức ăn khác nhau.
Chú ý tới giấc ngủ
Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy của insulin. Không ngủ đủ giấc sẽ làm kích thích cảm giác thèm ăn, khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.
Duy trì cân nặng
Có một cân nặng hợp lý sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn. Với người bệnh tiểu đường nếu bị thừa cân hoặc béo phì nên giảm tối thiểu 5 - 10% trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn có vùng bụng lớn, mỡ tạng nhiều, cần tăng cường tập luyện để đốt năng lượng, giảm mỡ tạng sẽ giúp giảm kháng insulin.
Dùng thuốc nam ổn định đường huyết
Đi từ những bài thuốc dân gian truyền miệng, các nhà khoa học đã phát hiện ra lợi ích của một số loại thảo dược truyền thống đối với bệnh tiểu đường. Có thể kể đến là tinh chất lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Khổ qua...
Vốn là những hoạt chất sinh học có nguồn gốc thiên nhiên 100%, nay bằng công nghệ lượng tử hiện đại đã có thể chiết tách, phối hợp những loại thảo dược này trong các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết nhờ giảm kháng insulin.
Khi mắc bệnh tiểu đường, không thiếu cách khiến đường máu đột nhiên tăng cao hoặc giảm xuống thất thường, nhưng lại không có biện pháp nào có thể ngay lập tức đưa đường máu về mức ổn định. Tất cả các biện pháp ổn định đường huyết đều cần bạn phải thực sự kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới có kết quả cao.
Bình luận