Tháng 6/2019 vừa qua, trong khuôn khổ của Hội nghị Đái tháo đường Hoa Kỳ, nhiều báo cáo cho thấy những khía cạnh mới về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường type 2. Theo đó, 3 nghiên cứu mới được trình bày phát hiện rằng, thực phẩm bạn ăn, thứ tự bạn ăn, cách chế biến thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp (xấu hoặc tốt) tới lượng đường trong máu.

 Liệu rằng quan niệm ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 từ trước đến nay còn đúng?

Liệu rằng quan niệm ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 từ trước đến nay còn đúng?

Nếu như người bệnh đái tháo đường type 2 bây giờ vẫn còn nghĩ rằng họ phải ăn kiêng nghiêm ngặt, không được ăn cơm, tinh bột, trái cây hay đồ ngọt thì đó đã là quan niệm sai lầm và xưa cũ. Trên thực tế, các chuyên gia Đái tháo đường cho biết, nguyên tắc xây dựng chế độ ăn hiện nay là “cá thể hóa”. Có nghĩa là mỗi người, có cân nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ có chế độ ăn không giống nhau. Vậy phải làm sao để đơn giản hóa điều này, làm cho tất cả người bệnh đều có thể tự mình cân chỉnh, thay đổi được chế độ ăn? Dưới đây là những phát hiện mới nhất.

Phát hiện 01: Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Nghiên cứu từ Trung tâm y tế Hoa Kỳ cho biết, việc ăn thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu… đang ngày càng được khuyến khích với người đái tháo đường type 2. Không chỉ mang lại lợi ích trong việc hỗ trợ ổn định đường huyết, mà còn hỗ trợ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường trên tim mạch.

Mặc dù các khuyến cáo trước đây đã chỉ ra rằng, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh có lợi hơn cho sức khỏe của người đái tháo đường, tuy nhiên ở nghiên cứu này đã làm rõ hơn về các thực phẩm từ thực vật nói chung.

Nếu xem lượng thức ăn trong mỗi bữa của bạn chia đều cho 10 phần, thì một chế độ ăn hiệu quả nhất là khi chúng chứa: 4 phần rau, 2 phần trái cây,  2 phần ngũ cốc nguyên hạt, 2 phần thịt nạc.

Thức ăn từ thực vật sẽ cung cấp lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và nguồn vitamin dồi dào 

Thức ăn từ thực vật sẽ cung cấp lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và nguồn vitamin dồi dào

Có thể bạn quan tâm:

10 thực phẩm hạ đường huyết tốt nhất cho người tiểu đường

Phát hiện 02: Cách chế biến làm thay đổi khả năng hấp thu của thực phẩm

Chất lượng bữa ăn được quyết định bởi  nhiều yếu tố, trong đó có cách chế biến thực phẩm. Với người bệnh đái tháo đường type 2, cần lưu ý nguyên tắc chung khi chế biến, đó là việc bạn càng tinh chất, nấu nhuyễn nhừ, hầm, ninh, nấu càng nát và càng kỹ thì càng không có lợi. Bởi điều này sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, nhưng quan trọng hơn, cách chế biến này giúp cơ thể dễ hấp thu thức ăn hơn, từ đó càng làm tăng đường máu. Ngoài ra, khi thức ăn được hấp thu nhanh, thì sẽ làm người bệnh đói càng nhanh, từ đó càng tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Phát hiện 03: Phối hợp thực phẩm và thứ tự ăn

Người Việt Nam nói chung ít quan tâm đến thứ tự thức ăn nên ăn trong một bữa ăn cũng như cách kết hợp các loại thực phẩm với nhau. Tuy nhiên, điều này rất quan trọng nếu bạn bị tăng đường huyết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thứ tự ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nhìn chung, trong một bữa ăn, nếu bạn ăn rau hoặc ăn thịt trước, đường huyết sau ăn sẽ có xu hướng tăng chậm hơn, đồng thời giảm được mức độ thèm ăn. Tuy nhiên, việc ăn thịt trước dường như sẽ khiến người bệnh khó ăn hơn, giảm cảm giác ngon miệng. Do đó, các khuyến cáo cho rằng bạn nên ăn các loại rau xanh trước. Chuyên gia cho biết, cách ăn này sẽ cung cấp trước cho đường ruột một lượng chất xơ, điều này sẽ giúp làm chậm thời gian di chuyển của thức ăn, từ đó làm chậm quá trình tăng đường huyết sau khi ăn.

Bên cạnh thứ tự này, thì việc phối hợp thực phẩm cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như nếu bạn ăn mình cháo trắng, đường huyết sẽ tăng nhanh hơn so với  việc ăn cháo trắng kèm nhiều rau hoặc là cháo có thêm thịt mỡ. Nói cách khác, thực phẩm ăn kèm với các loại thức ăn có chứa tinh bột cũng làm thay đổi đường máu.

Bạn có thể tham khảo thêm nguyên tắc chia đĩa thức ăn để tính thực đơn mỗi bữa 

Bạn có thể tham khảo thêm nguyên tắc chia đĩa thức ăn để tính thực đơn mỗi bữa

Thông tin bổ ích:

6 cách chữa tiểu đường không dùng thuốc tốt nhất

7 biện pháp ổn định đường huyết đơn giản hiệu quả đáng kinh ngạc

Thông tin thêm: Một số nguyên tắc người bệnh đái tháo đường type 2 cần biết khi ăn uống

Không có một quy mẫu chung cho chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2, do đó, bạn có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn thực phẩm theo sở thích cá nhân. Mặc dù vậy, thực phẩm sẽ có tác động trực tiếp tới lượng đường trong máu, do đó chế độ ăn của người bệnh vẫn nên đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

- Đường huyết sau ăn 2 giờ nên dưới 10mmol/l, nếu đang tiêm insulin dưới 7.8mmol/l.

- Không gây hạ đường máu ở thời điểm xa bữa ăn. Tóm lại, lượng thực phẩm, thời gian ăn trong ngày nên tính toán để đường huyết ổn định, không tăng giảm thất thường.

- Người bệnh đái tháo đường type 2 thường dư cân hoặc béo phì, đôi khi có vòng bụng lớn. Chế độ ăn nên đảm bảo làm sao để không bị tăng cân quá mức, bởi tăng cân sẽ khiến tình trạng kháng insulin nặng hơn - từ đó làm tăng đường máu.

- Thực phẩm người bệnh lựa chọn hàng ngày không nên làm tăng nặng thêm các bệnh cơ hội khác. Ví dụ người bị huyết áp cao cần ăn nhạt, ăn giảm muối, hạn chế món kho, xào, dưa cà… ăn chủ yếu món luộc, hấp. Hay với người đã bị xơ vữa mạch hoặc cholesterol máu cao cần hạn chế chất béo công nghiệp, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế thịt đỏ…

Với những phát hiện mới về chế độ ăn uống kể trên, hy vọng rằng người đái tháo đường type 2 sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc lựa chọn thực phẩm, đồng thời đỡ gánh nặng về việc đường máu không ổn định.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Bình luận