Hoang mang, lo lắng, giận dữ, bực bội… là những cảm xúc thường gặp khi bạn phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, những trạng thái cảm xúc này sẽ sớm quá nhanh nếu bạn làm theo những điều dưới đây.

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh mạn tính nguy hiểm, đặc trưng bởi nồng độ đường tăng cao trong máu. Hiện nay, bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên căng thẳng, stress...

 Điều bạn nên làm ngay khi mới được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

Điều bạn nên làm ngay khi mới được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

Không nên “tìm cách” đổ lỗi cho bản thân

Bạn nên biết rằng, tiểu đường tuýp 2 phát triển do sự kết hợp của nhiều yếu tố như phong cách sống (chế độ ăn, tập thể dục, căng thẳng, chất lượng giấc ngủ) và yếu tố di truyền. Nhiều người cho tiểu đường tuýp 2 là kết quả của tình trạng thừa cân, béo phì, nhưng không phải ai bị béo phì cũng mắc tiểu đường tuýp 2 (và ngược lại).

Nhìn vào bản chất vấn đề, tiểu đường tuýp 2 xảy ra do tình trạng đề kháng insulin, cũng như cơ thể sản sinh quá ít insulin so với lượng cần thiết. Những vấn đề này có thể khiến đường huyết tăng cao, về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Do đó, việc điều trị tiểu đường tuýp 2 sẽ bao gồm cả chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc để khắc phục tình trạng đề kháng insulin trong cơ thể, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Áp dụng đúng phương pháp điều trị bệnh

Tiểu đường tuýp 2 không phải một bệnh cấp tính, tuy nhiên chúng vẫn đòi hỏi sự chú ý của bạn ngay lập tức. Càng để lâu, lượng đường huyết tăng cao có thể phá hỏng hệ thần kinh, mạch máu, ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng như tim, mắt, thận.

Có kế hoạch kiểm soát đường huyết, kiểm soát nồng độ cholesterol, huyết áp và cân nặng ngay lập tức sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Nên nhớ, chỉ cần giảm được vài cân thôi đã có thể giúp bạn khắc phục tình trạng kháng insulin, kiểm soát đường huyết tốt hơn rất nhiều.

Giữ tinh thần lạc quan sẽ giúp người tiểu đường tuýp 2 dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn 

Giữ tinh thần lạc quan sẽ giúp người tiểu đường tuýp 2 dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn

Bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian

Khi được chẩn đoán bệnh, người tiểu đường tuýp 2 đã mất tới 50% các tế bào beta (các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin). Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng thường bị kháng insulin, nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Ban đầu bạn có thể kiểm soát bệnh nhờ chế độ ăn uống và tập thể dục, tuy nhiên khi chức năng của các tế bào beta suy giảm, bạn sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể cần dùng một số loại thuốc kết hợp như Metformin, insulin… để đảm bảo chức năng của các tế bào beta, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ngoài những giải pháp từ Tây y, các chuyên gia Y học cổ truyền cho biết, việc kết hợp thêm với những giải pháp giảm và ổn định đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường như Tinh chất lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng cũng được thế giới đánh giá cao. Hiệu quả của chúng đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng, kiên trì sử dụng lâu dài có thể giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng các rối loạn chuyển hóa – điều mà các thuốc Tây y khó có thể mang lại.

Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày có thể giúp hạ đường huyết, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường nên tham gia các bài tập vừa sức như đi bộ, tập yoga, bơi lội…

Trên đây là 4 điều bạn nên làm khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2. Đừng quá lo lắng, kiên trì điều trị đúng cách sẽ giúp bạn sống vui, sống khỏe với căn bệnh này.

Để được hỗ trợ về các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia theo số: 0981.238.218.

Bình luận