Cách chữa cao huyết áp bằng đông y hiệu quả & an toàn
Chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc đông y là mối quan tâm của nhiều người
Ưu điểm của việc chữa cao huyết áp bằng đông y
Khi nói đến việc áp dụng đông y chữa cao huyết áp, mọi người thường nghĩ ngay đến việc phải dùng lâu, thời gian tác dụng chậm, khó uống, mỗi lần uống phải “lách cách” đun sắc... Nhưng khi đã sử dụng thì hiệu quả mang lại là không thể phủ nhận.
- An toàn, ít gây tác dụng phụ: Nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là các cây thuốc Nam chữa cao huyết áp từ tự nhiên. Do đó thường không gây độc và tác dụng phụ, đặc biệt còn có thể dùng chung với thuốc điều trị mà không gây tương tác hay giảm tác dụng của thuốc.
- Ổn định huyết áp lâu bền: Các thảo dược trong Đông y cho hiệu quả hạ huyết áp về mức bình thường và duy trì mức huyết áp ổn định đó về sau.
- Hạn chế tác dụng phụ và thay liều thuốc Tây: Đối với thuốc Tây y, sau khi dùng một thời gian, người bệnh có thể gặp phải tình trạng “nhờn” thuốc dẫn đến phải tăng liều hay thay đơn thuốc khác. Khi phối hợp với Đông y sẽ giảm tình trạng lạm dụng thuốc, giảm nguy cơ bị tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra.
Điều trị cao huyết áp bằng Đông y như thế nào?
Về bản chất, việc điều trị huyết áp cao bằng Đông Y chính là sử dụng bài thuốc từ các loại thảo dược, cây thuốc Nam có tác dụng lên nguyên nhân, triệu chứng của cao huyết áp.
Uống nước hoa hòe giúp hạ huyết áp thể nhẹ và vừa
Hoa hòe có chứa nhiều rutin - một loại vitamin P có tác dụng tăng độ bền của mao mạch và và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Vì vậy đây là một vị thuốc giúp hạ huyết áp ở thể nhẹ và vừa rất tốt.
Một ngày bạn dùng khoảng 12 - 16g hoa hòe khô, cho vào ấm, rót nước vừa đun sôi vào, với lượng nước khoảng 120 - 160 ml (tức là 10g hoa hòe tương đương 100ml nước). Sau đó đợi khoảng 3 - 5 phút để hoa hòe ngấm nước chìm xuống và uống.
Trà hoa hòe giúp ổn định huyết áp, ngăn đột quỵ
Hạ huyết áp đơn giản với nước ép cần tây
Cần tây là loại rau quen thuộc nhưng không nhiều người biết về tác dụng hạ áp của nó. Trong cần tây có chứa nhiều kali giúp làm giãn mạch, từ đó giảm áp lực lên thành mạch và điều hòa huyết áp rất tốt.
Cách dùng cần tây hạ huyết áp cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần kết hợp với một số thực phẩm khác như dưa leo, cà rốt, gừng… theo tỷ lệ: 100g cần tây, 2 củ cải đường, 4 củ cà rốt, 2 quả lê và 1 củ gừng. Sau đó thái nhỏ nguyên liệu và xay chung với nhau tạo thành nước ép.
Nếu bạn có thể uống được nước ép cần tây nguyên chất thì càng tốt. Lúc này bạn chỉ cần dùng 100g cần tây và 5 chén nước lọc, đun đến khi nước cạn ⅓ thì đổ ra để nguội và uống 3 lần/ ngày.
Đan Sâm giúp ổn định huyết áp và ngăn dày thất trái
Đan Sâm từ lâu đã nổi tiếng trong “giới” cây thuốc nam điều trị bệnh cao huyết áp nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung.
Theo y học hiện đại, các hoạt chất sinh học có trong Đan Sâm đem lại lợi cho người bệnh cao huyết áp như: Giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp hạ huyết áp, giảm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó thở, nóng bừng mặt...
Ngoài ra, Đan sâm còn chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và bảo vệ sự toàn vẹn của lớp nội mạc động mạch. Đồng thời giảm tiêu thụ oxy tại cơ tim, tăng cường chức năng tim và chống phì đại thành tâm thất trái - một trong những biến chứng thường gặp của cao huyết áp.
Liều dùng: Mỗi ngày, người bệnh cần dùng 6 - 12 gram.
Cách dùng: Đem sắc Đan Sâm hoặc cùng với các vị thuốc khác cùng với năm phần nước, sắc đặc đến khi còn 2 phần để dùng. Thuốc dùng tốt nhất khi còn nóng. Ngoài ra, thuốc còn có thể dùng ở dạng bột mịn, hòa cùng với ít mật ong để vo thành viên hoàn.
Đan Sâm nổi tiếng với công dụng giảm huyết áp, ngăn biến chứng dày thất trái
Hoàng Đằng giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol máu
Hoàng Đằng vốn được biết đến như một kháng sinh tự nhiên, điều trị các bệnh lý tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy… Tuy nhiên trong những năm gần đây Hoàng Đằng được biết đến với nhiều tác dụng kỳ diệu trên tim mạch, huyết áp như:
- Giãn mạch máu, tăng lưu lượng tuần hoàn và hạ huyết áp nhờ giải phóng hoạt chất nitric oxit (NO).
- Giảm cholesterol, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch.
Liều lượng một ngày từ 6 – 12g và nên sắc lấy nước uống, tán thành bột mịn, làm viên hoàn để uống.
Hoàng đằng khiến nhiều người bất ngờ với công dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp
Giảo Cổ Lam ổn định huyết áp, đường huyết, giảm mỡ máu
Giảo cổ lam là một loài cây mọc hoang, được tìm thấy nhiều ở vùng núi Fansipan thuộc tỉnh Sapa và núi đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong Giảo cổ lam có 2 thành phần chính là: Flavonoid và Saponin có tác dụng làm giảm và ổn định huyết áp, đường huyết, giảm tổng hợp mỡ xấu (LDL-cholesterol), từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ.
Hiện nay, Giảo cổ lam xuất hiện nhiều trong các thực phẩm hỗ trợ điều trị mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, men gan cao.
Lá Sen hạ huyết áp, tiêu ứ huyết, giảm mỡ máu
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Alkaloid trong lá sen có khả năng làm giảm và ổn định huyết áp. Ngoài ra, lá sen còn được biết đến với công dụng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch, giảm cân, chữa mất ngủ, ổn định đường huyết...
Cách sử dụng lá sen: Bạn có thể dùng 20g lá sen phối cùng 10g mạch nha tươi, 15g vỏ quất, 4g sơn tra sao và sắc uống như bình thường. Mỗi ngày 1 thang và nên uống khi còn nóng sẽ có tác dụng tốt hơn.
Lá sen cũng là một vị thuốc nam chữa huyết áp hiệu quả
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang hạ huyết áp dân gian
Bài thuốc này giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng tăng huyết áp như đau đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, mặt đỏ, buồn nôn…
Các nguyên liệu bao gồm: Bạch thước 6g, bồ hoàng 10g, đương quy 6g, cam thảo 22g, hạnh nhân 5g, gừng dại 2,8g, cánh thảo 5g, hùng hoàng 3,6g. linh dương giác 4g, long xỉ 4g, nhục quế 7g, phòng phong 6g.
Cách thực hiện: Sắc các bị trên cùng 1 lít nước, uống theo thang 3 lần/ngày.
Nếu bạn đang điều trị huyết cao và chưa ổn định được chỉ số huyết áp. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn giải pháp không những ổn định huyết áp mà còn ngăn ngừa biến chứng dày giãn thất trái, suy tim hiệu quả!
Một số thảo mộc quen thuộc giúp hạ huyết áp
Bên cạnh một số cây thuốc nam giúp hạ huyết áp hay bài thuốc hạ huyết áp, một số loại gia vị sau đây cũng được sử dụng trong điều trị huyết áp cao bằng Đông Y.
- Húng quế: Loại rau thơm quen thuộc này đóng vai trò như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên giúp hạ huyết áp.
- Mùi tây: Trong mùi tây có chứa những hoạt chất có công dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol xấu khá tốt.
- Tỏi: Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu và ổn định huyết áp.
- Quế: Đây là một gia vị mà từ lâu đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các bệnh lý tim mạch và cao huyết áp.
- Gừng: Một loại gia vị được sử dụng hàng ngày nhưng lại hoạt động như một chất ức chế men chuyển ACE và chẹn kênh canxi tự nhiên giúp hạ huyết áp.
Gừng là gia vị quen thuộc nhưng cho hiệu quả hạ áp đáng kinh ngạc
Lưu ý khi chữa bệnh cao huyết áp bằng đông y
Không thể phủ nhận những công dụng mà thuốc nam mang lại trong điều trị cao huyết áp nhưng để đạt được kết quả như mong đợi, bạn nên lưu ý:
- Kết hợp với thuốc Tây điều trị: Đông y giúp hỗ trợ điều trị chứ không thay thế hoàn toàn được thuốc Tây, bạn không tự ý bỏ thuốc.
- Kiên trì điều trị ngay cả khi huyết áp đã ổn định: Bởi lúc này biến chứng dày giãn thất trái, suy tim vẫn âm thầm tiến triển. Vì vậy, người huyết áp cao nên có hướng điều trị đảm bảo vừa ổn định huyết áp, vừa ngăn biến chứng tim mạch.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada: Tại Việt Nam có sản phẩm từ thảo dược chứa Đan sâm, Hoàng đằng đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả giúp ổn định huyết áp và giảm kích thước buồng tim, ngăn dày giãn thất trái hay suy tim tiến triển. Đây là một sản phẩm đảm bảo cả 2 tiêu chí trong điều trị huyết áp mà bạn nên lưu tâm.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá...).
- Kết hợp với chế độ luyện tập thường xuyên, đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, đi bộ 30 phút/ngày, yoga, thiền...
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về điều trị huyết áp cao bằng Đông Y như thế nào, các loại thảo dược được sử dụng là gì. Nếu bạn cần thêm thông tin về các cây thuốc nam chữa huyết áp cao, hãy gọi cho các chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp.
Bình luận
Biểu hiện yếu sinh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây ra như suy giảm testosterone, tuổi cao, biến chứng tiểu đường, mắc bệnh tim mạch,... Nếu bạn đang có biểu hiện như vậy thì cần đi kiểm tra sức khỏe và có xu hướng điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày như hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu bia, cafe thuốc lá, tập thể dục hàng ngày, và bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như hàu,...
Chúc bạn sức khỏe nhé!
Với tình trạng bệnh bạn chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo và sử dụng TPCN Ích Tâm Khang với liều dùng 4 viên mỗi ngày, sáng 2 viên tối 2 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và nên dùng thường xuyên theo mỗi đợt trong 3 tháng để hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời bạn cần uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, thăm khám định kỳ và kết hợp 1 lối sống lành mạnh, cụ thể: Tăng rau xanh chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn nhạt và luôn giữ tinh thần thoải mái, vận động nhẹ nhàng hàng ngày.
Nếu còn nhiều băn khoăn cần hỗ trợ giải đáp bạn liên hệ số 0243.775.9865.
Chúc bạn sức khỏe!